Trong nghiên cứu của chúng tôi ở Chƣơng 2, năm nhân tố cốt lõi trong mô hình là kết quả của những số liệu trong báo cáo tài chính của 182 công ty phi ngân hàng và bảo hiểm trong giai đoạn 2007-2010. Chúng tôi thiết nghĩ trong quá trình đƣa ra quyết định tài trợ, nhà quản trị nên xem xét tỉ mỉ năm nhân tố này trong điều kiện của doanh nghiệp mình.
ROA là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Nó cho thấy hiệu quả của việc đầu tƣ vốn của công ty không phân biệt nguồn gốc của dòng vốn. Những công ty trong lĩnh vực nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, dịch vụ hay phân phối có ROA cao hơn những nhóm ngành còn lại. Do đó, những doanh nghiệp trong nhóm này cần lựa chọn một đòn bẩy thích hợp để khai thác lợi thế cạnh tranh của ngành trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Tuy nhiên, những ngành có tỉ suất sinh lợi cao dựa trên tài sản vô hình là chủ yếu thì nhà quản trị phải cân nhắc độ nghiêng của đòn bẩy để tối đa lợi ích của cổ đông.
Tuy nhiên các cổ đông thì quan tâm hơn đến ROE vì nó phản ảnh thực chất đƣợc thực chất một đồng vốn họ bỏ ra sinh ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là nhân tố cốt lõi trong quyết định tài trợ, vì nó thể hiện quyết định tài trợ có đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông hay không. Các nhà quản trị cần cân nhắc điều này trƣớc khi đƣa ra quyết định để chắc chắn rằng lợi ích của cổ đông đƣợc tối đa hoá trong rủi ro có thể chấp nhận đƣợc của doanh nghiệp.
Đòn bẩy ngành là một nhân tố không thể lơ là khi đƣa ra quyết định tài trợ. Các doanh nghiệp Việt Nam đã làm khá tốt điều này, bám sát đòn bẩy ngành là một sự đảm bảo cho doanh nghiệp sẽ chịu ít rủi ro hơn trong những biến động của nhân tố vĩ mô. Tuy nhiên các nhà quản trị tài chính Việt Nam còn ngần ngại trong việc rời xa đòn bẩy ngành trong khi họ có cơ hội tăng trƣởng đáng giá hơn bình quân ngành17. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội mở rộng quy mô nên các nhà quản trị cần phải quan tâm hơn đến điều này.
Giai đoạn tăng trƣởng của công ty cũng là một nhân tố quan trọng trong việc hoạch định cấu trúc vốn mà các nhà quản trị tài chính Việt Nam thƣờng không chú trọng. Doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn phát triển khác nhau thì cấu trúc vốn cũng phải phù hợp với đặc thù rủi ro kinh doanh của giai đoạn đó. Một minh chứng cụ thể là, doanh nghiệp không thể sử dụng đòn bẩy cao trong giai đoạn khởi sự vì điều này có thể làm gia tăng rủi ro chung của công ty dẫn tới phá sản; còn nếu doanh nghiệp có tỉ lệ đòn bẩy thấp trong giai đoạn bão hoà thì nguy cơ bị LBO là rất cao.
Chúng tôi cũng khuyến nghị các nhà quản trị tài chính Việt Nam cần nghiên cứu một số mô hình hoạch định vốn trên thế giới trong mối xem xét các điều kiện vĩ mô khác nhau giữa Việt Nam và thế giới:
- Mô hình của Nengjiu Ju và Hui Ou-Yang (2006) xem xét kì hạn nợ và cấu trúc vốn trong môi trƣờng lãi suất ngẫu nhiên.
- Mô hình của Santiago Forte (2009) về lựa chọn thời hạn thanh toán có xét tới tác động của thuế, chi phí phát hành nợ, chi phí phá sản trong mức lãi suất rủi ro và phi rủi ro của công ty.
17