Hình thức trả công đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống trả công cho CBCNV trong công ty cổ phần Lilama 10 (Trang 42 - 49)

- Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho các cán bộ công nhân viên làn việc trong các phòng ban tại công ty có chức danh chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, nhân viên phục vụ.

- Cách trả lương:

Tiền lương được trả bằng cách giao khoán định mức tiền lương tháng cho cán bộ nhân viên.

+ Cách thức giao khoán quỹ lương.

Tiền lương khoán 1 tháng cho 1 phòng = Tổng ngày công làm việc trong chế độ × 118.000 đồng/công

+ Trong đó:

Mức khoán này đã bao gồm các khoản phụ cấp.

Ngày công chế độ trong tháng là 24 ngày, không chấm công chiều thứ 7. - Nội dung thực hiện:

Các phòng ban thực hiện chấm công cho các nhân viên đi làm những ngày trong chế độ, hết tháng từng phòng tập hợp số công làm việc trong chế độ của cả phòng để tính quý lương khoán Trình giám đốc ký và phê duyệt.

Ví dụ: Phòng A có 5 nhân viên thuộc đối tượng hướng lương khoán, tháng X/20007 có 24 ngày làm việc theo chế độ, số ngày công của các nhân viên trong phòng như sau:

+ Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ: 106 công

+ Số công nghỉ phép: 9 công

Tiền lương khoán của phòng A như sau:

106 (công) ×118.000 (đồng) = 12.508.000 (đồng)

- Tiền lương cho những ngày nghỉ sau đây trả theo quy định hiện hành của nhà nuớc:

+ Thời gian đi học các khoá học tập trung dài hạn (được công ty cử đi học). + Ngày nghỉ phép theo tiêu chuẩn hàng năm.

+ Các ngày nghỉ lễ theo quy định hiện hành. + Nghỉ việc riêng có lương theo quy định.

+ Bảo hiểm xã hội trả thay lương cho CBCNV nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (Có kèm theo giáy tờ quy định).

Căn cứ vào quỹ lương khoán đã được Giám đốc phê duyệt, các phòng ban tự phân chia tiền lương cho các nhân viên theo hiệu suất công việc của từng người.Việc phân chia này do Trưởng phòng quyết định và chịu trách nhiệm.

Tiền lương của người lao động nhận được gồm 2 phần chính:

Lương cơ bản (lương cứng) và lương theo hiệu quả thực hiện công việc.

+ Lương cơ bản = HSL×TL ×Ni

24

min

+ Lương hiệu quả thực hiện công việc (Lhs)

Lương hiệu suất = Nttlv Ktt Kd Hi

T n i × × × ∑ =1 2 Với T2 = T - T1

T1: Tổng tiền lương cơ bản của các phòng ban. T2: Tổng tiền lương còn lại.

Nttlv Số ngày công làm việc thực tế của người lao động . Được tính qua bản chấm công của mỗi phòng ban.

Ktt: Điểm chức danh theo bảng chức danh. Kd: Hệ số xác định kết quả thực hiện công việc. Hi: Điểm tính của người lao động.

Hi = Nttlv×Ktt×Kd

n: Số người nhân viên trong mỗi phòng ban.

Vậy tổng lương thực lĩnh của một cán bộ công nhân viên = Lương cơ bản + Lương hiệu suất.

Ví dụ. Nhân viên Nguyễn Văn A thuộc phòng kinh tế - kỹ thuật.

Anh A có cấp bậc công việc là : kỹ thuật viên bậc 8 vơi hệ số lương tương ứng : HSL = 3.13

Mức lương tối thiểu chung doanh nghiệp áp dụng theo quy định của nhà nước là 540.000 đồng. Vậy mức lương cơ bản anh A nhận được là :

Lcb = 3.13×540.000= 1.690.200 đồng

Mức lương khoán cho cả phòng kinh tế kỹ thuật ( 9 người) là : T= 25.300.000 đồng .

Tổng tiền lương cơ bản của cả phòng nhận được là : T1=18.600.000 đông.

Tổng tiền lương còn lại là :

Ngày thực tế làm việc của công nhân A là : Nttlv = 24

Điểm chức danh theo bảng chức danh công việc của nhân viên A là : Ktt = 7.

Hệ số xác định kết quả thực hiện công việc dựa theo bảng phân loại thành tích công ty áp dụng là :

Kd = 1

Vậy điểm tính của người lao động :

Hi = Nttlv × Ktt× Kd = 24× 7×1=168 Tổng điểm tính của cả phòng là : 9 1143 1 = ∑ = i Hi

Lương hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên A :

Lhs = 168 1.866.666 1143 000 . 700 . 12 2 9 1 = × = × ∑ − Hi Hi T i

Vậy tổng lương thực lĩnh của nhân viên A là : 1.690.200 + 1.866.666 = 3.556.866 đồng

Trong đó Ktt và Kd được công ty xây dựng theo tiêu chuẩn như sau :

Bảng 7: Bảng chức danh công việc của lao động gián tiếp

STT Chức danh Loại A Loại B Loại C

1 Giám đốc công ty, kế toán trưởng 10 9 8

2 Phó giám đốc 9 8 7

3 Trưởng các phòng ban 8 7 6

4 Phó phòng ban 7 6 5

6 Cao đẳng, trung cấp 5 4 3 7 Sơ cấp, nhân viên phục vụ, lái xe 4 3 2

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Với bảng chức danh như trên đảm bảo công bằng cho người lao động khi làm những công việc khác nhau, những công việc đòi hỏi trình độ khác nhau trong tổ chức. Ứng với mỗi công việc có tiêu chỉ chức danh riêng theo đó là số điểm phân loại tương ứng và ta có số tiền tương ứng với từng chức danh đó. Với cách cho điểm như thế này công ty đảm bảo được tính công bằng trong công tác trả công cho CBCNV trong công ty, đồng thời người lao động cũng cảm thấy thoả mãn và cố gắng phấn đấu để đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện công việc.

Trên cơ sở bảng chức danh công việc và bảng phân tích công việc, công ty đánh giá thành tích thực hiện công việc của nhân viên qua hệ số điểm sau:

Bảng 8: Hệ số phân loại thành tích

Loại Hệ số

điểm Tiêu chuẩn

A 1,2

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có sáng tạo, ỷ thức trách nhiệm trong khi làm việc, làm tăng năng suất bảo đảm chất lượng công việc. Có ý thức học tập nâng cao trình độ. Có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, đi làm đủ 24 công / tháng.

B 1

Đảm bảo đủ các tiêu chuẩn ở loại A nhưng với một số điều kiện thấp hơn. Hoàn thành công việc được giao.Thực hiện tốt các nội quy , quy định công tác và kỷ luật lao động. Bảo đảm ngày công từ 22-24 ngày công /tháng.

C 0,7

Hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ được giao nhưng với chất lượng thấp hơn. Chấp hành nội quy, kỹ luật lao động chưa tốt.

Không xếp hạng

Không hoàn thành nhiệm vụ được giao .Thực hiện ngày giờ công thấp.Vi phạm kỹ luật lao động.

Từ bảng hệ số thành tích này công ty có thể nhìn vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của từng nhân viên mà xét loại, cho điểm.Qua trình xét loại và cho điểm này được thực hiện bởi trưởng phòng trong công ty. Bảng tiêu chuẩn này cho tất cả các phòng ban nên đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người làm việc trong công ty.

Ví dụ:

Bảng 9: Bảng thanh toán tiền lương của phòng tổ chức lao động 1/2008

TT Họ và tên CV HSL Lươngcb Nttlv Ktt Kđ Hi Lương hiệu suất Lương thực lĩnh 1 Đinh Công phẳng NV 2,65 1431000 24 6 1, 2 172, 8 1.683.01 1 3.114.011 2 Nguyễn Văn Thế NV 2,34 1263600 24 6 1 144 1.402.51 0 2.666.110 3 Phạm Thị Thảo NV 2,65 1431000 24 6 1, 2 172, 8 1.683.01 1 3.114.011 4 Đinh Thị Mỹ Vân NV 2,65 1431000 24 6 1 144 1.402.51 0 2.833.510 5 Hoàng Mai An NV 2,34 1263600 24 5 1 120 1.168.75 8 2.432.358 Tổng 6820200 753, 6 7.339.80 0

(Nguồn :phòng tổ chức lao động tiền lương) Tổng tiền lương khoán của phòng tổ chức là:

118000 × (24×5) = 14.160.000 đồng

Trong đó: Mức khoán của một công doanh nghiệp áp dụng là 118.000 đồng.

Ngày thực tế làm việc: 24 ngày theo quy định của nhà nước.

Cụ thể cách tính như sau:

Tiền lương cơ bản của ông Đinh Công Phẳng bao gồm:

Lương cơ bản: Lcb= HSLi ×TLmin=2.65×540.000 = 1.431.000 (đồng)

Lương hiệu suất: Lhs= × = × × ∑ = Hi Kd Ktt Nttlv T i 5 1 2 1683011 8 , 172 6 , 753 6820200 14160000 = × − (đồng)

Luơng thực lĩnh của ông Đinh công Phẳng Là:

Ltl= Lcb+ Lhs =1.431.000 + 1.683.011 = 3.114.011(đồng)

Qua Bảng tính lương ta có thể giái thích cho Cô Hoàng Mai An biết mặc dù hệ số lương của cô và Ông Nguyễn Văn Thế là như nhau nhưng do điểm chức danh công việc của cô thấp hơn ông Nguyễn Văn Thế nên tiền lương hiệu suất của cô thấp hơn, đồng nghĩa với việc tổng lương thực lĩnh của cô thấp hơn.

Với cách tính lương như trên đã tạo được công bằng cho mọi người lao động trong phòng ban cũng như giữa các phòng ban với nhau vì các tiêu chuẩn này được quy định chung cho toàn công ty.

Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý việc đánh giá điểm đóng góp của người lao động do trưởng phòng quyết định nên không tránh khỏi ý kiến chủ quan của người đánh giá hay nói cách khác cần có một hệ thống đánh giá thực hiện công việc tốt hơn, đảm bảo khách quan và công bằng hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống trả công cho CBCNV trong công ty cổ phần Lilama 10 (Trang 42 - 49)