Mục đích và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống trả công cho CBCNV trong công ty cổ phần Lilama 10 (Trang 66 - 68)

Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống tình hình thực hiện công việc của người lao động trong tương quan so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó. Như vậy để đánh giá tốt cần có 3 yếu tố chính là:

- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Để có thể đánh giá có hiệu qủa, các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách có hệ thống, hợp lý và khách quan, tức là phản ánh được kết quả và hành vi cần có để thực hiện thắng lợi một công việc. Do đó yêu cầu đối với thực hiện công việc là:

+ Tiêu chuẩn phải cho thấy những gì người lao động cần làm trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào.

+ Các tiêu chuẩn thực hiện phải phản ánh một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc, phù hợp với đặc điểm của công việc.

Và một phương pháp đem lại công bằng khi xác định tiêu chuẩn này là thảo luận dân chủ.

Với phương pháp này đầu tiên người lãnh đạo và người lao động cùng xây dựng tiêu chuẩn và phổ biến những tiêu chuẩn đó cho họ. Sau đó cho mọi người lao động dự thảo tiêu chuẩn cho công việc của mình và nộp bản

dự thảo cho người lãnh đạo. Tiếp đó người lãnh đạo thảo luận với từng nhân viên về các tiêu chuẩn dự thảo để đi đên thống nhất về tiêu chuẩn cuối cùng.

Trên thực tế cách này rất khó làm nhưng nếu công ty chủ trọng và áp dụng dần từng bước một thì sẽ đạt hiệu quả lớn vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự ủng hộ và tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn đó. Nó cũng đồng nghĩa với việc là người lao động không còn cảm thấy áy náy với những gì mà mình nhận được do người lãnh đạo cắn cứ theo những tiêu chuẩn để thực hiện.

- Đo lường sự thực hiện công việc với các tiêu thức trong tiêu chuẩn. Đây là trung tâm của đánh giá có tính chất về mức độ “tốt” hay “kém” việc thực hiện công việc của người lao động. Hay nói một cách cụ thể hơn, đó chính là việc ấn định một con số hay một thứ hạng để phản ánh mức độ thực hiện công việc của người lao động theo các đặc trưng hay các khía cạnh đã được xác định trước của công việc.

Trong toàn bộ tổ chức cần xây dựng một công cụ đo lường tốt và nhất quán sao cho tất cả mọi người quản lý đều duy trì được những tiêu chuẩn đánh giá có thể so sánh được. Như vậy cần xác định đo cái gì và đo bằng tiêu thức nào.

- Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực. Đây là việc xem xét lại toàn bộ khâu đánh giá, qua đó cung cấp cho họ thông tin về tình hình thực hiện công việc đã qua và các tiềm năng trong tương lai của họ, cũng như các biện pháp để hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ.Từ đó đưa ra quyết định về trả công của người lao động một cách công khai, dân chủ và công bằng.

Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động quan trọng trong tổ chức, mục đích chính là tạo điều kiện cho công tác trả công được công bằng, tránh

kiểu phân phối bình quân, tạo công bằng trong hệ thống trả công, tạo động lực cho người lao động. Bên cạnh đó đây là công cụ quan trọng để người quản lý có thể sắp xếp, bố trí, đề bạt... nhân lực đúng và hiệu quả.

Trong quá trình đánh giá công ty có thể lựa chọn một phương pháp đánh giá hoặc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá trong số các phương pháp sau:

1. Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ; 2. Phương pháp danh mục kiểm tra;

3. Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng;

4.Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi; 5. Các phương pháp so sánh;

6. Phương pháp bản tường thuật; Phương pháp quản lý bằng mục tiêu.

Tuỳ theo đối tượng mà công ty lựa chọn cách thức đánh giá cho phù hợp. Sau đây là cách thức đánh giá dựa trên phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống trả công cho CBCNV trong công ty cổ phần Lilama 10 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w