Tỷ suất sinh lợi trung bình của các danh mục

Một phần của tài liệu kiểm định hiệu quả của mô hình ba nhân tố fama french trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 49)

9 CTCP Đại Lý Liên Hiệp

4.3. Tỷ suất sinh lợi trung bình của các danh mục

www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 46 Danh mục S/L S/H B/L B/H SMB HML Giá trị TB 0.001978 -0.016341 0.008226 -0.007468 -0.007560 -0.016633 ĐLC 0.113175 0.085429 0.098120 0.129164 0.061029 0.051449

Hình 4.4 Thống kê giá trị tỷ suất sinh lợi trung bình của các danh mục

Sau quá trình phân tích và tính toán dữ liệu, ta được các số liệu về tỷ suất sinh lợi như trên.

Nhìn vào kết quả ở bảng như trên, ta thấy rằng, tính trung bình, nhóm công ty có quy mô lớn có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với nhóm công ty có quy mô nhỏ. Giá trị trung bình của tỷ suất sinh lợi thay đổi từ -0.016341 đến 0.001978 cho danh mục các công ty có quy mô nhỏ, và thay đổi từ -0.007468 đến 0.008226 cho danh mục các công ty có quy mô lớn. Đặc biệt, độ lệch chuẩn thu được cho thấy giá trị tỷ suất sinh lợi của các danh mục chứng khoán trong mẫu có độ biến động cao, chứng tỏ có sự chênh lệch đáng kể giữa các công ty trong mẫu. Cụ thể, nếu kiểm soát nhân tố BE/ME, xét danh mục S/L và B/L, ta thấy danh mục B/L đạt giá trị tỷ suất sinh lợi trung bình là 0.008226, cao hơn so với giá trị mà danh mục S/L đạt được là 0.001978. Tương tự, khi kiểm soát nhân tố BE/ME, xét danh mục S/H và B/H, ta thấy giá trị tỷ suất sinh lợi trung bình của hai danh mục đều âm, nhưng giá trị của danh mục chứng khoán quy mô nhỏ đạt giá trị nhỏ hơn là -0.016341, so với giá trị -0.007468 của danh mục B/H.

www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 47

Giá trị trung bình của biến SMB mang dấu âm, điều này cho thấy rằng có mối tương quan thuận giữa quy mô công ty và tỷ suất sinh lợi chứng khoán ( Vì tính trung bình, chênh lệch tỷ suất sinh lợi giữa công ty có quy mô nhỏ và công ty quy mô lớn – biến SMB mang dấu âm, nghĩa là công ty quy mô lớn có tỷ suất sinh lợi cao hơn công ty có quy mô nhỏ). Nói cách khác, trong thị trường chứng khoán Việt Nam, chứng khoán công ty có quy mô lớn sẽ đạt giá trị tỷ suất sinh lợi cao hơn chứng khoán các công ty có quy mô nhỏ. Kết quả này là hoàn toàn tương phản với kết quả nghiên cứu mô hình ba nhân tố tại các thị trường phát triển như: Fama và French (1992) cho ba thị trường chứng khoán lớn là NYSE, AMEX và NASDAQ, Ajili (2005) cho thị trường chứng khoán Pháp, Nartea và Djajadikerta (2005) cho thị trường chứng khoán New Zealand, Micheal A. O’Brien (2007) cho thị trường chứng khoán Úc; hay kết quả nghiên cứu tại thị trường mới nổi như: Connor và Sehgal (2001) và Bhavna Bahi (2006) cho thị trường Ấn Độ, Bundoo (2004) cho thị trường chứng khoán Nam Phi và Drew và Veeraraghavan (2003) cho thị trường các nước Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.

Ngoài ra, khi kiểm soát yếu tố quy mô công ty, ta nhận thấy tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường – BE/ME, có tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi của công ty. Cụ thể, nếu xét cho nhóm danh mục các công ty quy mô lớn, ta thấy khi kiểm soát được nhân tố quy mô công ty, các công ty có tỷ lệ BE/ME thấp sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn các công ty có tỷ lệ BE/ME cao. Tương tự, nếu xét cho nhóm danh mục các công ty có quy mô nhỏ, hiện tượng này cũng xảy ra, công ty nào có tỷ lệ BE/ME thấp sẽ đạt được giá trị tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Giá trị trung bình của biến HML cũng mang dấu âm. Nghĩa là, các công ty có tỷ số BE/ME thấp lại cho giá trị tỷ suất sinh lợi cao hơn nhóm công ty có tỷ số

www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 48

BE/ME cao. Có một quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ số BE/ME và tỷ suất sinh lợi chứng khoán, hay nói khác hơn, các công ty tăng trưởng thì có tỷ suất sinh lợi cao hơn các công ty giá trị. Kết quả này trái ngược với kết luận của Fama và French (1992) khi phát hiện có tương quan thuận giữa tỷ lệ BE/ME và tỷ suất sinh lợi. Tuy nhiên nó lại gần trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Bhavna Bahl (2006) cho thị trường mới nổi Ấn Độ, khi ông cho rằng tỷ suất sinh lợi tăng khi tỷ số BE/ME tăng từ thấp đến trung bình nhưng sau đó tỷ suất suất sinh lợi lại giảm khi BE/ME tăng từ trung bình đến cao.

Tóm lại, qua phần phân tích trên, ta thấy rằng, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, quy mô công ty có tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi, tức là công ty có quy mô lớn sẽ đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn công ty có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của công ty lại có tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi, tức là công ty có tỷ lệ BE/ME thấp sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn công ty có tỷ lệ BE/ME cao. Điều này xảy ra trái ngược hoàn toàn với mong đợi ban đầu của người viết, khi hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây, từ nghiên cứu cho thị trường phát triển đến nghiên cứu cho thị trường mới nổi, đều ủng hộ cho cái gọi là “ Hiệu ứng công ty nhỏ” và “ Lợi thế giá trị so với tăng trưởng”. Với vốn kiến thức hạn hẹp và nhiều thiếu sót, em chưa thể đưa ra những giải thích xác đáng cho hiện tượng này. Do vậy, đây chính là một trong những mặt hạn chế của đề tài.

www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 49

Một phần của tài liệu kiểm định hiệu quả của mô hình ba nhân tố fama french trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)