Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai f2 ( ♀ lai f1 x ♂ holstein friesian) nuôi tại đồng hỷ - thái nguyên (Trang 37 - 40)

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [6].

Phương pháp này cho phép định lượng đường khử chính xác trong khoảng từ 1-40 mg.

* Nguyên tắc:

Phương pháp dựa trên cơ sở trong môi trường kiềm, các đường khử có thể dễ dàng khử đồng (II) oxit thành đồng (I) oxit (Cu2+

Cu+), kết tủa đồng (I) oxit có màu đỏ gạch, qua đó tính được lượng đường khử.

Định lượng đường khử dùng thuốc thử foling. Thuốc thử foling là hỗn hợp (1:1) của hai dung dịch: Dung dịch đồng sunfat gọi là foling (I) và dung dịch kiềm của muối seignett (muối kali natri tactrat) gọi là foling (II) hay foling B.

34

Khi trộn hai dung dịch foling (I) và foling (II) với nhau xảy ra phản ứng giữa chúng theo hai giai đoạn. Đầu tiên tạo thành kết tủa đồng hiđroxit Cu (OH)2 màu xanh da trời.

CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4

Sau đó, Cu(OH)2 tác dụng với muối Seignett tạo thành muối phức hoà tan, dung dịch có màu xanh thẫm.

Muối phức trên là một hợp chất không bền. Các đường có chứa nhóm andehit hoặc xeton dễ dàng khử Cu2+

thành Cu +, tạo ra kết tủa đồng (I) oxit màu đỏ gạch và đường bị oxi hoá khi tác dụng với dung dịch foling.

Để định lượng đồng (I) oxit (Cu2O) tạo thành, trước hết oxi hoá nó bằng sắt (III) sufat hoặc bằng amoni sắt kép sunfat trong môi trường acid sunfuric, đồng (I) bị oxi hoá trở lại đồng (II), còn sắt (III) bị khử thành sắt (II).

Lượng sắt (II) tạo thành được xác định bằng cách oxi hoá nhờ dung dịch KMnO4 trong môi trường acid.

Từ lượng KMnO4 tiêu tốn trong chuẩn độ, có thể tính lượng đồng (I) oxit và từ đó tính hàm lượng đường trong dung dịch bằng cách tra bảng tỷ lệ giữa lượng đồng và đường khử của Bertrand.

Để đơn giản việc tính toán, người ta lập bảng tỷ lệ trực tiếp giữa lượng dung dịch KMnO4(1/30N) và đường khử bằng thực nghiệm. Biết được lượng dung dịch KMnO4(1/30N) dùng chuẩn độ lượng đồng tạo thành, tính được lượng đường khử có trong dung dịch thí nghiệm.

* Chuẩn bị dung dịch thí nghiệm:

Cân và cho vào cối sứ 1g mẫu đã sấy khô, nghiền nhỏ và cho vào 30 ml nước cất nóng 70-800

C, chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình định mức dung tích 1000 ml. Đun cách thuỷ 70-800

C trong 35-40 phút, kết tủa protein và các tạp chất bằng dung dịch chì axetat [Pb(C2H2O2)2.3H2O]. Tránh dùng quá dư chì axetat (dùng 2-5 ml chì axetat). Sau đó, loại bỏ lượng chì axetat dư bằng dung

35

dịch Na2SO4 bão hoà, để yên hỗn hợp 10 phút. Tiếp đó, thêm nước cất tới vạch mức và đem lọc qua giấy lọc vào bình khô. Nước lọc dùng làm dung dịch thí nghiệm.

* Tiến hành thí nghiệm:

- Lấy 10 ml dung dịch thí nghiệm có chứa khoảng 0,8-40 mg đường cho vào bình nón dung tích 1000 ml.

- Thêm 10 ml dung dịch foling (5 ml dung dịch foling I và 5 ml dung dịch foling II).

- Đun sôi hỗn hợp trong 3 phút, tính từ khi xuất hiện bọt nước đầu tiên. Sau khi đun sôi, dung dịch vẫn phải có màu xanh biếc.

- Để lắng kết tủa, lọc vào bình chân không Buchner bằng những lượng nhỏ (5 ml) dung dịch sắt (III) sufat trong môi trường H2SO4 và dùng đũa thuỷ tinh khuấy thật cẩn thận để hoà tan hoàn toàn kết tủa đồng oxit trên phễu.

- Tráng bình và phễu lọc 3-4 lần bằng nước cất nóng, cho vào bình nón. - Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 1/30N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 20-30 giây.

- Tính trọng lượng KMnO4 dùng chuẩn độ, tra bảng có thể suy ra được lượng có trong mẫu thí nghiệm. Tiến hành cùng lúc thí nghiệm đối chứng bằng cách thay dung dịch đường bằng nước cất.

* Tính kết quả:

Hàm lượng đường khử tính theo công thức sau: X =

1000. . . 100 . 1 .. w V V a Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X: Hàm lượng đường khử tính theo %

a: Số mg glucose tìm được khi tra bảng ứng với số ml KMnO4

1/30N dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm trừ đi số ml KMnO4 1/30N chuẩn độ ở mẫu đối chứng

36

V: Dung tích bình định mức

V1: Lượng dung dịch lấy để xác định đường khử (ml). w: Lượng mẫu thí nghiệm (g).

100: Hệ số tính chuyển thành %. 1000: Hệ số đổi gam thành mg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai f2 ( ♀ lai f1 x ♂ holstein friesian) nuôi tại đồng hỷ - thái nguyên (Trang 37 - 40)