Vật chất khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai f2 ( ♀ lai f1 x ♂ holstein friesian) nuôi tại đồng hỷ - thái nguyên (Trang 45 - 48)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên.

3.2.1.Vật chất khô.

Vật chất khô trong sữa gồm: Protein, đường, lipid, khoáng, các acid, các loại enzym, các vitamin... Qua số liệu thu được ở bảng 3.2, hàm lượng VCK trung bình trong các mẫu sữa tươi nghiên cứu là (11,480 ± 0,471)%. Hàm lượng VCK trung bình của bò lai F2 thấp hơn 0,92% so với hàm lượng VCK trong sữa tiêu chuẩn.

Theo dõi qua các giai đoạn cho sữa trong chu kỳ vắt sữa thấy: Ở giai đoạn đầu hàm lượng VCK là (11,130 ± 0.310)%, giai đoạn giữa là (11,060 ± 0,340)%, giai đoạn cuối là (12,250 ± 0,246)%. Vật chất khô cao ở giai đoạn đầu, sau đó có xu hướng giảm dần ở giai đoạn giữa (giảm 0,07%, với t>0,05) và tăng lên cao nhất ở giai đoạn cuối (tăng 1,19% so với giai đoạn giữa, với độ tin cậy t<0,02 và tăng 1,12% so với giai đoạn đầu, với t<0,02). Như vậy, hàm lượng vật chất khô trong sữa tươi của bò lai F2 ở giai đoạn cuối là cao nhất, còn giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là tương đương nhau.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Khôi, bò HF có hàm lượng VCK là (12,74 ± 0,48)%. Còn theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tuân thấy bò HF có hàm lượng VCK là (12,80 ± 0,50)%, bò lai F1 có (12,62 ± 0,38)% VCK. Qua các kết quả trên cho thấy, hàm lượng VCK trung bình của bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên thấp hơn so với bò HF nuôi tại Sơn Dương - Tuyên Quang và Ba Vì - Hà Tây và thấp hơn bò lai F1 nuôi tại Ba Vì - Hà Tây. [12], [33].

3.2.2. Đường khử.

Qua bảng 3.2, hàm lượng đường trung bình trong các mẫu sữa tươi phân tích là (4,567 ± 0,132)%. So với sữa tiêu chuẩn thì hàm lượng đường thấp hơn 0,033%. Theo dõi sự biến động hàm lượng đường trong các mẫu sữa tươi ở các giai đoạn khác nhau thấy: Hàm lượng đường ở giai đoạn đầu là 4,585%, sau đó giảm dần ở giai đoạn giữa xuống còn 4,373% (giảm 0,212%,

42

với t>0,05) và tăng lên cao nhất ở giai đoạn cuối đạt 4,744% (tăng 0,371% so với giai đoạn giữa, với t>0,05 và tăng 0,159% so với giai đoạn đầu, với t>0,05). Mặc dù, đường khử qua các giai đoạn vắt sữa có sự biến đổi hàm lượng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa vì t>0,05, nên có thể thấyrằng hàm lượng đường là tương đối ổn định qua các giai đoạn vắt sữa.

Hàm lượng đường trung bình trong sữa của bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên cao hơn 0,167% so với bò lai F1 nuôi tại Ba Vì - Hà Tây và tương đương với hàm lượng đường trong sữa tươi của đàn bò nuôi tại Tiên Du - Bắc Ninh. [10], [33].

Để nâng cao khả năng tổng hợp đường trong sữa, cần nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho bò, tăng cường bổ sung các loại thức ăn hạt, khô dầu, rỉ mật đường … hoặc bằng xử lý với vôi, nhằm hoá kiềm đối với các loại thức ăn nhiều lignin, xơ sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và tăng tiềm năng tổng hợp glucose. Tổng hợp glucose trong sữa còn dùng các acid amin. Do đó khi khẩu phần thiếu acid amin sẽ làm giảm lactose trong sữa.

3.2.3. Lipid.

Mỡ sữa là một thành phần quan trọng của sữa. Xét về mặt dinh dưỡng, mỡ sữa là thành phần năng lượng chính trong sữa. Nhưng xét về mặt kinh tế, mỡ sữa rất có giá trị đối với những nhà sản xuất sữa. Từ mỡ sữa, người ta có thể sản xuất ra bơ, đây là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Trong quá trình tạo mỡ sữa, ảnh hưởng của chất xơ trong khẩu phần ăn là rất lớn. Trong khẩu phần ăn, nếu hàm lượng xơ thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ mỡ sữa. Hàm lượng mỡ trong thức ăn cũng ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng mỡ sữa. Nếu nâng cao tỷ lệ mỡ trong khẩu phần thì tỷ lệ mỡ sữa sẽ tăng và ngược lại khi khẩu phần thiếu mỡ thì tỷ lệ mỡ sữa cũng giảm thấp. Trong giai đoạn cạn sữa, cân đối khẩu phần sẽ nâng cao tỷ lệ mỡ sữa trong chu kỳ sau. Theo Kronfeld (1980), hiệu suất chuyển hoá chất béo trong khẩu phần ăn

43

để tạo sữa của bò biến động trong khoảng 55% nếu chăn thả trên đồng cỏ, 60 -70% nếu cho ăn khẩu phần nhiều hạt ngũ cốc, 58% nếu cho ăn nhiều chất béo. Vì vậy, việc bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn sẽ làm giảm số lượng glucose bị oxy hoá, đồng thời làm tăng hiệu suất sử dụng thức ăn.

Nghiên cứu mỡ sữa là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và khả năng kinh tế của sữa bò. Hàm lượng mỡ có mối tương quan chặt chẽ đối với năng suất sữa. Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả cho biết: Năng suất sữa và hàm lượng mỡ sữa có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau.

Qua bảng 3.2, hàm lượng lipid trung bình có trong các mẫu sữa tươi phân tích là (3,594 ± 0,015)%. Hàm lượng lipid này thấp hơn 0,106% so với sữa tiêu chuẩn. Hàm lượng lipid trong sữa tươi giai đoạn đầu là (3,595 ± 0,044)%, giai đoạn giữa là (3,573 ± 0,036)%, giai đoạn cuối là (3,615 ± 0,044)%. Như vậy, sự biến động hàm lượng lipid cũng tuân theo quy luật như sự biến động hàm lượng VCK và đường. Sự biến động về hàm lượng lipid giữa các giai đoạn vắt sữa là nhỏ với t>0,05, hay hàm lượng lipid ổn định qua các giai đoạn của chu kỳ vắt sữa.

Hàm lượng lipid trung bình của bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên thấp hơn so với bò nuôi tại Tiên Du - Bắc Ninh và thấp hơn 0,316% so với bò HF nuôi tại Sơn Dương - Tuyên Quang. So với bò HF và bò lai F1 nuôi tại Ba Vì - Hà Tây thì hàm lượng lipid là gần tương đương nhau. [10], [33].

3.2.4. Protein.

Protein sữa ưu thế hơn cả là casein chiếm 78% tổng số nitơ có trong sữa, loại protein sữa nhiều thứ hai là là -lactoglobolin. Các protein còn lại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là albumin, pseudoglobulin và euglobulin, tất cả đều được hấp thu từ máu.

Qua bảng 3.2, hàm lượng protein tan trung bình trong các mẫu sữa tươi là (2,933 ± 0,124)%. Hàm lượng này thấp hơn 0,367% so với sữa tiêu chuẩn.

44

Hàm lượng protein có trong sữa giai đoạn đầu là (2,784 ± 0,066)%, giai đoạn giữa là (2,887 ± 0,066)%, giai đoạn cuối là (3,126 ± 0,087)%. Hàm lượng protein tan có xu hướng tăng dần từ giai đoạn đầu  giai đoạn giữa (với t>0,05)  giai đoạn cuối (với t<0,05). Nhưng vì sự sai khác giữa giai đoạn đầu và giai đoạn giữa có độ tin cậy lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa. Do đó, có thể thấy rằng hàm lượng protein trong sữa tươi của bò lai F2 cao nhất ở giai đoạn cuối, còn giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là tương đương nhau.

Hàm lượng protein trung bình của bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên thấp hơn so với bò nuôi tại Ba Vì - Hà Tây và Tiên Du - Bắc Ninh (thấp hơn khoảng 0,3%). [10], [33].

Hàm lượng protein trong mẫu sữa phân tích thấp hơn sữa tiêu chuẩn và thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu khác. Theo chúng tôi, có thể là do hàm lượng protein trong thức ăn thấp và mức độ chăn sóc chưa hợp lý.

Để nâng cao hàm lượng protein trong sữa thì trong khẩu phần nuôi dưỡng bò sữa phải có 20-80% protein khẩu phần nhận được từ các loại cỏ chứa nhiều protein. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại thức ăn giàu protein như bột cá, bột hạt bông, bột đậu tương, các loại khô dầu … và các loại thức ăn nitơ phi protein như amin, nitrat, urê, nitơ tái sinh … để bổ sung vào khẩu phần ăn cho bò sữa. Các loại thức ăn trên sẽ làm cân đối các chất dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu tạo sữa của bò.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai f2 ( ♀ lai f1 x ♂ holstein friesian) nuôi tại đồng hỷ - thái nguyên (Trang 45 - 48)