Lý do của việc can thiệp vào thị trường ngoại hối

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 39 - 40)

Mức khống chế hay “quản lý” một đồng nội tệ thay đổi giữa các NHTW. Ba lý do chính để các ngân hàng trung ương quản lý các tỷ giá hối đối là

• Làm dịu bớt các biến động của tỷ giá hối đối

• Thiết lập các biên độ tỷ giá hối đối ẩn

• Ứng phĩ với các xáo trộn tạm thời

Nếu một ngân hàng lo ngại rằng nền kinh tế của mình sẽ bị ảnh hưởng của các biến động đột ngột trong giá trị đồng nội tệ, ngân hàng cĩ thể cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ qua thời gian. Các hành động của ngân hàng cĩ thể giúp cho các chu kỳ kinh doanh ít thay đổi, là điều thường được một Chính phủ cảm nhận một cách thuận lợi. Ngồi ra việc này cĩ thể làm giảm bớt sự sợ hãi trong các thị trường tài chính và trong hoạt động đầu cơ cĩ thể làm cho giá trị của một đồng tiền rơi tự do.

Một vài NHTW duy trì tỷ giá hối đối đồng nội tệ trong vịng các biên độ khơng chính thức hay ẩn. Báo chí thường trích dẫn là các nhà phân tích dự đốn là một đồng tiền sẽ khơng tụt dưới mức hay tăng trên mức chuẩn nào đĩ vì NHTW sẽ can thiệp để điều này khơng xảy ra. Hệ thống dự trữ liên bang đã can thiệp định kỳ giữa năm 1983 và 1985 trong một nỗ lực đảo ngược áp lực tăng giá của đồng đơ la Mỹ từ năm 1986 đến năm 1988 để đảo ngược áp lực giảm giá của đồng đơ la. Điều này cho thấy rằng Hệ thống dự trữ liên bang cĩ thể đã thiết lập các giới hạn ẩn cho đồng đơ la. Tuy nhiên, ngay cả khi cĩ các giới hạn, các giới hạn này cũng sẽ được điều chỉnh qua thời gian. Một đồng đơ la yếu hay rất mạnh sẽ dễ được chấp nhận ở một vài thời kỳ hơn là ở các thời kỳ khác.

Trong một vài trường hợp, một NHTW cĩ thể can thiệp để cơ lập giá trị của một đồng tiền khỏi một xáo trộn tạm thời. Thí dụ, tin giá dầu sẽ tăng cĩ thể đưa đến dư kiến là giá trị đồng yên Nhật sẽ giảm trong tương lai, vì Nhật chuyển đổi đồng yên sang đơ la để mua dầu của các nước xuất khẩu dầu. Các nhà đầu cơ thị trường ngoại hối cĩ thể đổi đồng yên lấy đơ la dự phịng cho sự giảm giá này. Vì vậy chính phủ Nhật cĩ thể can thiệp để bù trừ áp lực giảm giá tức thời của đồng yên do các giao dịch thị trường này.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng sự can thiệp của một chính phủ khơng cĩ tác động lâu dài đối với các biến động tỷ giá hối đối. Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp này bị các lực lượng thị trường áp đảo. Tuy nhiên, các NHTW hoạt động dựa trên lý thuyết là tiền tệ sẽ cĩ thể biến động nhiều hơn nếu khơng cĩ can thiệp.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)