Ổn định tỷ giá trên thị trường – Tạo chuyển biến mớ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 73 - 74)

trường ngoại hối

Với sự chỉ đạo kiên quyết và triệt để của Chính phủ, việc thực hiện chính sách kết hối thống nhất của các Ngân hàng thương mại đã đạt được những kết quả nhất định, gĩp phần thúc đẩy hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cùng với việc điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8/1998, tỷ giá trên thị trường đã dần dần ổn định, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do khơng cịn chênh lệch nhiều như trước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế, cân nhắc các lợi ích đối với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, ngày 2 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2003/QĐ-TTg, trong đĩ đã giảm tỷ lệ kết hối từ 30% xuống bằng khơng. Đây là một cố gắng và đổi mới thực hiện trong chính sách quản lý ngoại hối của nước ta, giúp khẳng định nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển.

Những quyết định và thơng tư về quản lý ngoại hối được ban hành trong thời gian qua đã và đang gĩp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định tỷ giá hối đối và giá vàng, kiềm chế lạm phát, khuyến khích các hoạt động đầu tư và thu hút các nguồn kiều hối lớn. Những chuyển biến tích cực về mặt chính sách tỷ giá cĩ thể được ghi nhận theo các cột mốc sau đây:

+ Ngày 28/5/2004 NHNN đã ban hành Quyết định 679 bãi bỏ các mức trần kỳ hạn mà thay vào đĩ là chênh lệch lãi suất giữa VND và USD theo lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố và lãi suất Fed Fund Rate của FED. Đồng thời mở rộng độ dài thời gian trong giao dịch kỳ hạn là 3 ngày đến 360 ngày. Sử dụng chênh lệch lãi suất là điểm hốn đổi (Swap points) thay cho các biên độ cứng là một bước tiến trong nhận thức về việc áp dụng các cơng cụ phái sinh của thế giới vào điều kiện cụ thể của thị trường ngoại hối Việt nam

+ Lần đầu tiên Việt Nam chấp nhận một thơng lệ quốc tế về tính tự do chuyển đổi của các ngoại tệ mạnh thơng qua việc khơng kiểm tra chứng từ đối với

các giao dịch mua bán ngoại tệ khơng sử dụng đồng Việt Nam thơng qua Quyết định 1452 ngày 10/11/2004. Điều đĩ cũng cĩ nghĩa các nhà xuất khẩu cĩ thể chuyển đổi doanh thu từ một ngoại tệ mạnh này sang một ngoại tệ mạnh khác. Chẳng hạn từ đơ la Mỹ qua Euro, qua Yên Nhật, v.v...

+ Quyết định 1452 về giao dịch hối đối của các tổ chức tín dụng cịn cho phép các tổ chức này cĩ thể triển khai hoạt động và tiếp cận thị trường ngoại hối ở phạm vi rộng hơn. Với quyết định này, mọi chế độ kiểm sốt chứng từ được bãi bỏ và một nguyên tắc rất cơ bản của các đồng tiền được xác lập là ngoại tệ được tự do chuyển đổi. Chủ trương mới này nhằm tạo điều kiện cho thị trường xác lập một tỷ giá hối đối cân bằng hơn và đúng với tác động của cung-cầu.

+ Quyết định 648 liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đưa ra mức chênh lệch lãi suất giữa USD và đồng Việt Nam đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cĩ thể đặt ra một tỷ giá của riêng mình trong biên độ cho phép. Đây là cơ sở cho việc hình thành thị trường ngoại hối tự do hĩa

Những tác động trên là hết sức tích cực đối với thị trường ngoại hối của Việt Nam trong thời gian này.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 73 - 74)