Ổn định doanh số mua bán ngoại tệ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 72 - 73)

Ngồi ra, việc ban hành Quyết định số 37/1998/QĐ- TTg ngày 14/2/1998 cũng giúp ổn định doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường. Điều này cĩ thể thấy được qua hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Vào tháng 1/1998 (trước khi thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg), do mất cân đối cung cầu ngoại tệ, doanh số mua ngoại tệ giữa khách hàng và Ngân hàng đạt khoảng 280 triệu USD, trong khi đĩ doanh số bán lên tới gần 340 triệu USD. Sau 3 tháng thực hiện Quyết định trên, việc mua bán ngoại tệ giữa Ngân hàng với khách hàng đã cĩ chuyển biến tích cực, gĩp phần đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của Doanh nghiệp, giải tỏa được tâm lý căng thẳng về ngoại tệ. Tình hình mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã trở lại bình thường, cĩ mua, cĩ bán, doanh số mua vào của các Ngân hàng thương mại đã vượt doanh số bán ra, tạo điều kiện tăng tích lũy ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng.

Ngay sau khi thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng lên so với trước (tổng doanh số mua bán ngoại tệ giữa Ngân hàng với khách hàng trong tháng 2 năm 1998 tăng khoản 8% so với tháng 1 năm 1998, riêng tháng 3 năm 1998 doanh số mua bán tăng khoảng 34% so với tháng trước). Cụ thể tháng 3 và 4 năm 1998, tổng doanh số mua bán ngoại tệ giữa Ngân hàng và khách hàng đạt trung bình gần 1 tỷ USD/tháng (doanh số mua bán tháng 4 năm 1998 tăng 7% so với tháng 3 năm 1998) (Nguồn: Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đối ở Việt Nam - NXB Thống kê – 2004)

Từ tình hình giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cĩ thể nhận thấy mức tỷ giá hình thành trên thị trường liên ngân hàng đã khuyến khích được các thành viên tham gia thị trường, tạo tiền đề cho thị trường trở lại hoạt động bình thường. Như vậy, Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kịp thời, giải quyết vấn đề ách tắc về cung cầu ngoại tệ, tập trung ngoại tệ vào Ngân hàng, chống găm giữ và lãng phí khơng sử dụng ngoại tệ, gĩp phần đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của Doanh nghiệp nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động trên thị trường ngoại tệ, gĩp phần ổn định tỷ giá.

Sau khi thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg đến hết tháng 4/1998, doanh số mua ngoại tệ của các Ngân hàng từ khách hàng đã vượt qua doanh số bán. Tuy nhiên, do một số hạn chế của Quyết định 37/1998/QĐ-TTg và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngày càng gây sức ép lên cung – cầu ngoại tệ trên thị trường do xuất khẩu khĩ khăn, đầu tư nước ngồi giảm, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng đến

yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ trước sức ép giảm giá đồng Việt Nam. Vào các tháng tiếp theo của năm 1998, doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng của các Ngân hàng đã giảm, thấp hơn doanh số bán ra. Nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1998, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng giảm từ mức bình quân gần 1 tỷ USD/tháng trong tháng 3 và 4 xuống chỉ cịn khoảng 500-600 triệu USD/tháng.

Do đĩ, cần thiết phải cĩ một văn bản khác điều chỉnh hoạt động này, và Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ra đời. Sau khi thực hiện Quyết định này, doanh số mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng đã tăng dần, doanh số mua vào đã tăng lên, vượt doanh số bán ra. Giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng trong 3 tháng cuối năm 1998 tăng lên đáng kể từ mức trung bình khoảng 500 triệu USD/tháng trong 9 tháng đầu năm, đến ba tháng cuối năm doanh số giao dịch đã đạt mỗi tháng gần 900 triệu USD (tăng khoảng 80%). Riêng tháng 12/1998, tổng doanh số mua bán lên đến trên 1 tỷ USD, doanh số bán ra cho khách hàng là 505 triệu USD. Về cơ bản các Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của Doanh nghiệp. (Nguồn: Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đối ở Việt Nam - NXB Thống kê – 2004)

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 72 - 73)