Ngân hàng Dự trữ liên bang cĩ thể tác động đến USD một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố cĩ ảnh hưởng đến USD. Thí dụ, Ngân hàng Dự trữ liên bang cĩ thể cố gắng hạ thấp lãi suất ở Mỹ để làm nản lịng các nhà đầu tư ngoại quốc trong việc đầu tư vào chứng khốn Mỹ, do đĩ tạo áp lực giảm giá USD. Ngược lại, muốn tăng giá USD, Ngân hàng Dự trữ liên bang cĩ thể cố gắng tăng lãi suất. Ngân hàng Dự trữ liên bang đã sử dụng chiến lược này trong suốt những năm 2000 cùng với việc can thiệp trực tiếp vào thị trường hối đối.
Một nghiên cứu mới đây của Batten và Thornton tìm thấy rằng một vài thay đổi trong suất chiết khấu của Ngân hàng Dự trữ liên bang đã tạo nên một phản ứng quan trọng trong các thị trường hối đối. Điều này cho thấy những người tham gia thị trường hối đối nên theo dõi các hành động của Ngân hàng Dự trữ liên bang để dự đốn xem những hành động này sẽ tác động thế nào đến các biến số kinh tế cĩ ảnh hưởng đối với tỷ giá hối đối (như lãi suất thị trường). Do những người tham gia thị trường cĩ thể theo dõi sự can thiệp trực tiếp, họ cũng cĩ thể theo dõi sự can thiệp gián tiếp.
Thí dụ của việc thị trường hối đối phản ứng thế nào đối với ảnh hưởng gián tiếp của chính phủ liên bang là việc đồng đơ la giảm giá đáng kể ngày 2 tháng 6 năm 1987, khi Paul Volcker sẽ từ chức Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang được cơng bố. Volcker rất nổi tiếng do các nỗ lực chống lạm phát. Những người tham ga thị trường dự đốn lạm phát ở Mỹ sẽ cao hơn – và như vậy đồng đơ la cĩ thể sẽ giảm giá – vì sự từ chức này. Những dự đốn này đã đưa đến việc bán ra một lượng đơ la lớn trong thị trường hối đối và giá đơ la sẽ giảm ngay tức khắc.
Một thí dụ tốt của sự can thiệp gián tiếp để tác động đến các biến động tỷ giá hối đối là nỗ lực của Brazil nhằm phá vỡ chu kỳ giữa lạm phát cao và suy thối liên tục của đồng tiền Brazil (đồng cruzado). Tháng 3 năm 1990, Fernando Collar de Mello được bầu làm Tổng thống Brazil. Một trong những mục tiêu trước mắt của ơng là làm giảm mức lạm phát, lúc đĩ trung bình là 70%/tháng. Một lý do chính của lạm phát cao ở Brazil là thị trường thiếu tính cạnh tranh trong một vài ngành cơng nghiệp. Ơng dự định làm gia tăng sức cạnh tranh bằng một số thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ. Đầu tiên, ơng dự định giải thể một vài cơng ty quốc doanh lớn nhằm khuyến khích cạnh tranh trong các ngành như khống sản và thép.
Thứ hai, ơng dự định cắt giảm hạn chế nhập khẩu. Thứ ba, ơng dự định giảm lạm phát bằng cách thương lượng với các cơng ty để hạn chế lương bổng và giá cả. Ơng cũng muốn cắt giảm mức lượng cung tiền ở Brazil. Với tỷ lệ lạm phát cao như vậy của Brazil, can thiệp trực tiếp thị trường hối đối khơng thể cĩ được một tác động lâu dài. Vì vậy, các nỗ lực của Tổng thống de Mello nhằm khống chế nguyên nhân cơ bản của việc giảm giá đồng cruzado cĩ thể hiệu quả hơn. (Nguồn: Tài chính Quốc tế - NXB Thống kê – 2000)