Chính sách tỷ giá hối đối của NHTW Chilê

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 43 - 44)

Nếu so sánh giữa hai lựa chọn chế độ tỷ giá neo cứng và thả nổi, chế độ tỷ giá hối đối neo cứng cĩ thể làm tăng đáng kể ngoại thương, khuyến khích xuất khẩu, tạo ra một mức neo danh nghĩa và tránh hiện tượng đầu cơ. Trong khi đĩ, chế độ tỷ giá hối đối thả nổi tạo ra mức độc lập tiền tệ cao hơn, tạo ra cơ chế điều chỉnh tự động đối với các cú sốc thương mại từ bên ngồi và tránh được những sự tấn cơng mang tính chất đầu cơ, như trường hợp của một loạt các nước Mỹ la tinh với chế độ tỷ giá hối đối thả nổi

Các nước Mỹ la tinh đã lựa chọn chế độ thả nổi và lựa chọn này xuất phát từ các cuộc khủng hoảng. Những gì đã xảy ra ở khu vực này là một bài học khá lý thú. Trước hết, hãy nhìn lại tại sao các nước này chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi. Với trường hợp của Chilê, nước này đã áp dụng chế độ neo tỷ giá nhích dần lên (crawling peg) trong những năm 80 để thúc đẩy tăng trưởng qua xuất khẩu và duy trì chế độ này cho đến khi nổ ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á. Tuy nhiên, việc duy trì này được thực hiện theo một cách thức khơng thơng thường.

Khi nổ ra khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Châu Á, ở Chilê các điều kiện thương mại trở nên xấu đi, nợ khu vực doanh nghiệp tư nhân tăng lên đáng kể và thâm hụt cán cân vãng lai. Nước này đã thực hiện các biện pháp ổn định tình hình và khi đã ổn định được tình hình, Chilê đã quyết định thả nổi đồng tiền của mình. Chilê đã đặt mục tiêu ưu tiên giữ lạm phát ở mức chung quanh 3% và việc thả nổi tỷ giá đã cho phép nước này cĩ sự linh hoạt nhiều hơn và một sự minh bạch hơn trong chính sách tiền tệ. Tỷ giá hối đối (Chilean Peso/USD) của Chilê tăng lên theo các năm và đặc biệt tăng cao từ năm 1998 đến năm 2002.

Đồ thị 1.3: Tỷ giá hối đối của Chilê (Peso/USD)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 TGHĐ

Đồ thị trên cho thấy tỷ giá hối đối của Chilê tăng lên theo các năm và đặc biệt tăng cao từ năm 1998 đến năm 2002. Điều này phù hợp với chính sách thả nổi tỷ giá hối đối của Chilê sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đơng Nam Á giai đoạn 1997-1998 (Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới, 1970-2000, Viện Nghiên cứu Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2-2000, International Financial Statistics, Year Book 2002 and October 2003. IMF).

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái .pdf (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)