0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Kiến nghị về việc tăng cường đánh giá HTKSNB

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THƯC HÀ BẮC (Trang 74 -75 )

6. Chênh lệch (4 5): 1.104.974.444 Biểu 2.5: Ước tính quỹ tiền lương được trích

3.3.2 Kiến nghị về việc tăng cường đánh giá HTKSNB

Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của HTKSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của khách hàng.

Để đánh giá HTKSNB kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết về HTKSNB và mô tả chi tiết HTKSNB trên giấy tờ làm việc. Sau đó, kiểm toán viên đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên BCTC. Công việc quan trọng nhất của kiểm toán viên là thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Cuối cùng kiểm toán viên cần lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ.

Ngoài việc thực hiện đánh giá HTKSNB chung đối với tất cả hoạt động của khách hàng, kiểm toán cũng cần thực hiện đánh giá chi tiết đối với từng chu trình, khoản mục. Cụ thể đối với chu trình tiền lương nhân viên, kiểm toán viên cần xem xét HTKSNB của đơn vị như

+ Các nghiệp vụ về phê duyệt: việc tuyển chọn lao động vào công ty có theo một tiêu chí rõ ràng và được phê duyệt hay không để tránh việc tuyển dụng phải lao động kém về năng lực cũng như phẩm chất. Các thay đổi về mức lương và các quyết định khen thưởng có được ban hành bằng văn bản hay không,… Điều này sẽ giúp kiểm toán viên trong việc khảo sát tiền lương khống cũng như tính chính xác trong việc hạch toán tiền lương của đơn vị.

+ Ghi sổ sách về tiền lương: việc ghi chép các khoản phải thanh toán cho người lao động có được ghi chép chính xác, đúng kì và được phân loại hợp lý hay không. Ban Kiểm soát của đơn vị thực hiện kiểm soát việc ghi chép này như thế nào, có kiểm tra sự thống nhất quan hệ giữa bảng chấm công, bảng tổng hợp chi phí lương, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 334 không,… Điều này giúp kiểm toán viên trong việc kiểm tra việc phân loại chi phí lương và tính chính xác trong việc hạch toán tiền lương.

+ Thực chi: việc thanh toán lương có được ghi nhận trước khi thanh toán hay không. Nếu việc chi lương là bất thường thì việc chi lương này có được phê duyệt hay không, việc chi lương này có kèm theo biên bản bàn giao hoàn thành và nghiệm thu công việc hay không. Việc này cũng giúp kiểm toán viên giảm thiểu công việc trong việc kiểm tra tiền lương khống.

+ Phân công, phân nhiệm: bộ phận nhân sự có tách biệt trong việc tính toán, lập bảng thanh toán trong việc giám sát thời gian lao động và dịch vụ hoàn thành.

Để thực hiện việc đánh giá HTKSNB đối với tiền lương của khách hang, kiểm toán viên có thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan như kế toán trưởng, kế toán tiền lương, thủ quỹ, giám đốc đơn vị, quản đốc, người chấm công và người lao động. Hoặc kiểm toán viên có thể trực tiếp quan sát điều này ở đơn vị.

Việc đánh giá HTKSNB của khách hàng một cách chi tiết sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được rủi ro kiểm soát, từ đó kiểm toán viên sẽ xem xét đưa

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THƯC HÀ BẮC (Trang 74 -75 )

×