THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT HÁT CHẦU VĂN TRONG XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG BẢO TỒN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 73 - 82)

Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT HÁT CHẦU VĂN TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH

2.6. THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT HÁT CHẦU VĂN TRONG XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG BẢO TỒN

ĐƢƠNG ĐẠI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG BẢO TỒN

Hát chầu văn là loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc mang đậm tính truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Tuy nhiên ngày nay loại hình nghệ thuật này dường như không còn được quan tâm đúng mức.

So với chầu văn cổ truyền, ngày nay hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ có lẽ là một trong nhhững hình thức sinh hoạt hiếm hoi còn sót lại của loại hình nghệ thuật này.

Như chúng ta đã biết, sau khi hòa bình lập lại năm 1954, với chính sách xây dựng một nền văn hóa mới, chúng ta đẩy mạnh phong trào chống mê tín dị đoan. Trên những quan điểm chung nhất, tín ngưỡng Tứ phủ và hệ thống thiết chế của nó

bị phá vỡ. Hầu bóng và tín ngưỡng Tứ phủ bị coi là mê tín dị đoan, là tàn dư văn hóa độc hại của chế độ phong kiến. Theo đó, hàng loạt đền, phủ bị đập bỏ tan tành.

Môi trường diễn xướng không còn, các hình thức sinh hoạt cổ truyền của hát chầu văn cũng biến mất khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên, do sớm nhìn nhận được những giá trị nghệ thuật độc đáo của chầu văn, người ta đã bóc tách một phần âm nhạc chầu văn, đưa lên sân khấu biểu diễn với nhiệm vụ chuyển tải những nội dung lời ca mới. Có thể thấy, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, cuộc chiến đấu vệ quốc và nhiều đề tài khác của cuộc sống mới là nội dung lời ca của chầu văn trong nửa cuối thế kỷ XX. Và, chầu văn đã in một dấu ấn mới trong nền âm nhạc Việt Nam.

Tuy nhiên đến những năm cuối thế kỷ XX, khi tín ngưỡng Tứ phủ được phục hồi, hình thức sinh hoạt hầu bóng bắt đầu hồi sinh thì các giá trị đích thực của chầu văn cổ truyền đã mai một khá nhiều. Vậy tại sao chúng ta đã đưa chầu văn lên sân khấu chuyên nghiệp mà nhiều giá trị vẫn thất truyền?

Một điều dễ hiểu là khi làm chầu văn mới, chúng ta vốn chỉ kế thừa một phần trong toàn bộ hệ thống các giá trị âm nhạc của chầu văn cổ truyền. Lớp nghệ sĩ trẻ mà chủ yếu là diễn viên các đoàn chèo là những người chuyển tải chầu văn mới đến với công chúng. Cách làm phổ biến là lấy một vài làn điệu nhất định từ chầu văn cổ truyền rồi cải biên chút ít cho dễ hát và cũng là để phù hợp với cuộc sống mới. Tất nhiên, phần còn lại của những gì tinh túy nhất trong chầu văn cổ truyền bị bỏ qua. Và nghệ thuật hát chầu văn luôn chỉ được xem như tiết mục phụ trợ trong các chương trình biểu diễn. Trên sóng phát thanh truyền hình cũng vậy, nó được đặt ở vị trí như những bài dân ca đơn lẻ, góp chút hương sắc riêng vào chương trình ca nhạc dân tộc mà thôi. Các nghệ sĩ và người làm chương trình quả thực không có nhu cầu khai thác, lưu truyền toàn bộ các giá trị vốn có của thể loại âm nhạc này. Đó cũng là thực trạng chung của âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong nền văn hóa nghệ thuật đương đại.

Trên thực tế, trong hàng chục năm qua, có những nghệ sĩ chèo nổi tiếng như một nghệ sĩ chầu văn hàng đầu. Thế nhưng có một sự thực đáng buồn là nghệ sĩ ấy

chỉ thuộc vài bài chầu văn lời mới và thậm chí, nhiều nghệ sĩ hát chầu văn còn không biết đánh phách - một tiêu chuẩn tối thiểu của một cung văn cổ truyền.

Với thực trạng đó, chầu văn cổ truyền dần mai một theo năm tháng. Và, rất nhiều giá trị đã ra đi theo các bậc cung văn cao tuổi. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta thường tự hỏi tại sao không ai học hết những tinh hoa của các cụ để gìn giữ cho muôn đời sau? Đó là một câu hỏi rất khó trả lời! Song chúng ta cũng có thể tạm hiểu rằng:

Thứ nhất, chầu văn vốn là âm nhạc tín ngưỡng. Nếu đời sống tín ngưỡng không còn thì làm sao nó có thể trường tồn được?

Thứ hai, cũng như các thể loại âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung, chầu văn là loại âm nhạc phi văn bản, hệ thống các giá trị nghệ thuật được lưu truyền qua phương thức truyền miệng, truyền ngón nghề trực tiếp. Nếu không có trò theo học thì tất nhiên các giá trị trong người thầy rồi sẽ mai một dần theo năm tháng. Trong xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX, đời sống của âm nhạc dân tộc cổ truyền bị phá vỡ hoàn toàn so với nửa đầu thế kỷ. Môi trường thưởng thức bị thu hẹp và biến dạng đến mức báo động. Cầu không có thì cung sẽ không còn, đó cũng là lẽ tự nhiên.

Hiện nay, khi sinh hoạt tín ngưỡng Tứ phủ đã và đang hồi sinh, chầu văn được quay trở lại đúng môi trường xã hội của nó thì các bậc nghệ nhân lão thành năm xưa không còn nhiều. Giới cung văn hành nghề trong vòng mười năm qua chủ yếu là những người được đào tạo cấp tốc (hoặc tự đào tạo) để hành nghề chính vì vậy chất lượng nghệ thuật của chầu văn hiện nay đã suy giảm rất nhiều so với cổ truyền. Kèm theo đó, trình độ nhận thức và thưởng thức nghệ thuật hát chầu văn cũng không còn được như xưa. Thậm chí chính bản thân nhiều cung văn giờ đây cũng không ý thức được vẻ đẹp đích thực của chầu văn cổ truyền trong khi họ là lớp người nắm giữ nhiệm vụ lưu truyền các giá trị tinh hoa của nghệ thuật này.

Một cung văn lão thành đã đưa ra nhận xét: cung văn bây giờ thường hát bừa bãi, không đúng lề lối, giọng điệu, nhịp phách mỗi anh một ngả. Ngày xưa khi các cụ ngồi hát cho người hầu đồng, cung văn đánh nhịp phách ngồi giữa, bốn cung văn hát ngồi bốn bên hợp ca thật đồng đều, không sai một chữ. Ngày nay rất ít cặp cung

văn dám hát song ca các điệu Dọc, Cờn, Luyện, Phú Nói, Phú Chênh, Phú Bình, Dồn, Dồn Đại Thạch, Kiều Dương như ngày xưa. Trước các cung văn ngồi với nhau thì phải biết khổ nhịp, khổ phách đi bao nhiêu để diễn xướng ăn nhập. Khổ đàn ngày xưa cũng có cữ, nghe đến chữ nào là biết ngay hết khổ đàn để bắt vào nhịp hát. Nhìn chung, nhịp của các cung văn bây giờ lúc thì dôi ra, lúc thì thụt vào. Thời trước, các cụ gọi hiện tượng đó là… chầu câu văn không nổi!

Về mối tương tác giữa cung văn và chân đồng, các bậc nghệ nhân lão thành nhận định: So với ngày xưa, hát hầu đồng bây giờ dễ, các bà đồng chỉ thích nịnh, còn văn học nghệ thuật thì rất ít người hiểu. Thời xưa, biết nghe văn được coi là chuẩn mực của các chân đồng. Ngày nay, chuẩn mực ấy dường như đã thoái hóa. Điều này có lẽ bởi tại sau hàng chục năm bị cấm đoán, trong xã hội ta nói chung, truyền thống thưởng thức chầu văn cổ truyền đã bị đứt đoạn, tầng lớp những chân đồng sành điệu thời xưa hầu hết đã khuất núi. Trong vòng mười năm trở lại đây, khi tín ngưỡng Tứ phủ được phục hồi, lớp các chân đồng mới hình thành không còn chỗ dựa truyền thống là lớp người đi trước, họ thực sự không thể cảm nhận hết giá trị của chầu văn cổ truyền.

Khi mà các chân đồng không còn nhận thức được giá trị đích thực của nghệ thuật hát chầu văn thì sự lai tạp, méo mó đến nhăng nhố về nghệ thuật ở những cung văn hành nghề cũng là lẽ tự nhiên.

Hơn thế nữa, ngày nay, do môi trường làm ăn mở rộng và khá thuận lợi về nhiều mặt nên kéo theo sự nảy sinh một số lượng đông đảo cung văn hành nghề. Tầng lớp các cung văn trở nên dễ dãi hơn. Họ chỉ cần học vài làn điệu cơ bản, trong đó chú trọng hơn cả đến những điệu dễ diễn tấu, mang tính vũ khúc rõ rệt như Xá Thượng và Xá Bằng để câu khách. Hiện nay, việc hát được những điệu khó như Miễu, Thổng, Vãn, Cờn Luyện, Luyện Tam Tầng, Hãm, Kiều Dương hay sự thể hiện rạch ròi hệ thống các điệu Phú... là chuyện ít thấy trong giới cung văn đương đại. Những ngón đàn tinh xảo, những kỹ thuật nhả chữ nẩy hạt và những lối phách điêu luyện - vốn là chuẩn mực để phân định đẳng cấp cung văn lại càng hiếm thấy hơn thậm chí có nhiều cung văn còn không biết đánh phách hoặc không biết đánh

dùi kép. Nhiều người hát mà chẳng cần đàn Nguyệt hoặc có người chơi những chiếc đàn Nguyệt phím lệch, dây chênh mà vẫn không biết. Tệ hơn nữa, có những cung văn không biết chơi đàn Nguyệt mà vẫn cứ ôm đàn kiếm ăn, gọi là cho có tiếng đàn kêu, điềm nhiên hành nghề. Có những vấn hầu, cung văn đàn hát đi một giọng, cung văn thổi sáo đi lệch sang một giọng khác cao hơn, thế nhưng họ vẫn say sưa cùng nhau trình diễn như không có chuyện gì xảy ra điều đó chứng tỏ vấn đề về thẩm mĩ âm nhạc của họ. Nhiều cung văn còn cho rằng hát chầu văn bây giờ cốt sao phải lả lướt, mùi mẫn và phải bốc cho các bà đồng còn thưởng tiền.

Với dấu ấn của thời đại điện tử, hệ thống tăng âm đủ loại của các nhóm cung văn được tận dụng hết cỡ. Trong đó, tâm lý muốn nổi trội khiến bộ khuyếch đại tiếng vọng âm thanh luôn được các cung văn sử dụng triệt để. Nó khiến cho tiếng đàn Nguyệt nghe không rõ ràng, còn tiếng hát thường trở nên méo mó. Tất cả mọi thứ âm thanh hỗn độn đó đan xen, chồng chéo, lấn át lẫn nhau trong những ngày đền phủ có nhiều đám hầu.

Như vậy, so với cổ truyền, chuẩn mực nghệ thuật trong mối tương tác giữa cung văn và các chân đồng đã thay hình đổi dạng một cách đáng kể. Cũng cần phải thấy rằng, đây không chỉ là vấn đề của riêng nghệ thuật hát chầu văn mà còn là thực trạng chung của đời sống văn hóa nghệ thuật cổ truyền Việt Nam hôm nay. Với chuẩn mực bảo tồn nguyên vẹn các giá trị kinh điển của truyền thống, đây là một thực trạng đáng báo động.

Hiện nay, việc bảo tồn và phát triển hát chầu văn đang gặp nhiều khó khăn, vì đa phần giới trẻ tỏ ra khá thờ ơ với những môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Bà Nguyễn Thị Thanh, một người say mê nghệ thuật hát chầu văn cho rằng:

“Để bảo lưu giá trị của nghệ thuật hát chầu văn, cần đi sâu vào phong trào quần chúng. Do đặc thù hát chầu văn không dễ cảm nhận, tiếp thu nên hiện đa số mới chỉ có những người cao tuổi quan tâm đến loại hình nghệ thuật này. Bởi vậy, cần kiên trì tuyên truyền mở rộng để thêm nhiều người biết hát chầu văn…” [4, tr.53]

Hát chầu văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong nghi lễ hầu thánh, mà còn được coi như hình thức ca nhạc dân gian vui tươi, lành mạnh. Âm nhạc chầu văn mang tính chất sôi nổi, náo động, cộng thêm tiếng trống phách, thanh la rộn ràng khiến cho buổi hầu thánh luôn tưng bừng, rộn rã. Do vậy, có thể xem hình thức diễn xướng dân gian này là một nghệ thuật tổng hợp, tinh tế và không thua kém gì những thể loại nghệ thuật bác học hiện đại.

Thời gian gần đây một số tác giả chẳng những đặt làn điệu mới cho chầu văn mà còn tiếp nối những làn điệu cổ truyền tạo nên các tổ khúc. Một số nhạc sĩ đã sử dụng chất liệu âm nhạc chầu văn để sáng tác những ca khúc mới, đã có những bài nghiên cứu về nghệ thuật hát chầu văn ở từng khía cạnh và góc độ khác nhau, một số làn điệu chầu văn đã được ghi âm, xuất bản.

Ông Phạm Văn Giao, một người yêu thích môn nghệ thuật hát chầu văn cho biết:

“Trên thế giới hiếm có đất nước nào có nghệ thuật hát chầu văn và hầu thánh như Việt Nam. Chúng ta là những người kế thừa, phải gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật này. Phải làm sáng tỏ giá trị môn nghệ thuật này thì bản thân thế hệ trẻ mới cảm thấy phấn khởi, hãnh diện, và thấy được tiềm năng nền văn hoá của nước mình”. [4, tr.54]

Đến nay, sau hơn ba trăm năm hình thành và phát triển, nghệ thuật hát chầu văn đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng vẫn giữ được hồn Việt thuần nhất, mộc mạc, song cũng rất đa dạng, phong phú. Thực tế chứng minh là có thể tách chầu văn ra khỏi các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, gìn giữ và phát triển chầu văn trong cách nghe - nhìn mới mà vẫn bảo lưu được những làn điệu cổ, những phong cảnh diễn xướng cổ. Muốn làm được như vậy cần có sự hiểu biết sâu và tôn trọng những nguyên tắc của hát chầu văn. Và nếu làm được như vậy thì giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật độc đáo này sẽ luôn được kế thừa và phát triển trong đời sống cộng đồng.

* Tiểu kết chƣơng 2

Hát chầu văn là một loại hình độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc ta. Ngay sau khi ra đời chầu văn dường như đã gắn liền với Tín ngưỡng Tứ phủ, trở thành lễ nhạc của tín ngưỡng Tứ phủ đặc biệt là loại hình hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ.

Hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ gắn kết chặt chẽ, là yếu tố không thể tách rời của nghi lễ hầu thánh Tứ phủ. Nó là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các yếu tố văn chầu, âm nhạc, trang phục và múa đồng cùng với tài năng ứng tác của người cung văn. Nó góp phần hoàn thiện cho nghi lễ hầu thánh Tứ phủ, tạo ra sự sôi động, không khí nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo cho nghi lễ hầu thánh.

Tuy nhiên loại hình nghệ thuật này cũng kéo theo không ít những hiện tượng mê tín, dị đoan gây tác động không tốt tới đời sống xã hội. Đây là những yếu tố mà chúng ta cần loại bỏ để phát triển môn nghệ thuật này.

Hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ nói riêng và chầu văn nói chung là một loại hình âm nhạc tín ngưỡng độc đáo tuy nhiên ngày nay nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức và đang có nguy cơ mai một. Chúng ta cần phải có một giải pháp hiệu quả để bảo tồn và lưu giữ loại hình âm nhạc độc đáo này.

KẾT LUẬN

Hát chầu văn là một loại hình ca nhạc cổ truyền mang tính nghệ thuật và tính chuyên nghiệp cao của dân tộc ta. Môn nghệ thuật này được hình thành và lưu truyền từ rất lâu đời. Trải qua biết bao thăng trầm và biến đổi của thời gian nhưng nó vẫn có một ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân.

Để có thể tồn tại được cho tới ngày nay chầu văn đã không ngừng bổ sung về hình thức, làn điệu, nội dung lời văn cũng như lề lối, những nghi thức, kĩ thuật đàn hát, diễn xướng tạo nên một hệ thống làn điệu đa dạng, phong phú. Bằng các nhạc cụ dân tộc mà đàn Nguyệt và bộ gõ giữ vai trò chính hát chầu văn đã tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với bao thế hệ người dân Việt Nam.

Ngay từ khi ra đời chầu văn đã gắn liền với các nghi lễ tôn giáo đặc biệt là đối với tín ngưỡng Tứ phủ. Chầu văn là một bộ phận có vai trò quan trọng không thể thay thế trong nghi lễ hầu thánh Tứ phủ. Hình thức chầu văn sử dụng trong nghi lễ hầu thánh Tứ phủ được biết đến dưới cái tên: hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ hay còn gọi là hát hầu bóng, hát lên đồng…

Hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ là sự kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa giữa chầu văn với nghi thức hầu thánh (lên đồng), giữa diễn xuất của chân đồng với tài năng biểu diễn, ứng tác của người cung văn.

Hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ góp phần hoàn thiện thêm cho nghi lễ hầu thánh Tứ phủ nói riêng và tín ngưỡng Tứ phủ nói chung, nó gắn chặt với nghi lễ hầu thánh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 73 - 82)