VAI TRÒ CỦA CHẦU VĂN TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH TỨ PHỦ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 69 - 73)

Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT HÁT CHẦU VĂN TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH

2.5.VAI TRÒ CỦA CHẦU VĂN TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH TỨ PHỦ

là hình thức nhắc lại (nghĩa là giai điệu của nó được lặp đi lặp lại để phù hợp với lời ca và tùy thuộc vào độ dài của lời ca đó) và hình thức cân phương (mỗi điệu hát thường có cấu trúc hai vế cân đối, ứng trọn vẹn trong một câu lục bát hoặc một khổ song thất lục bát.

Cuối cùng, hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ nói riêng và hát chầu văn nói chung cũng như các loại hình âm nhạc dân gian khác, đến hiện nay vẫn không ngừng phát triển về bài bản, làn điệu, dàn nhạc và phương thức trình diễn. Thông qua các cuộc hát văn thi tín ngưỡng Tứ phủ lại tìm ra những tài năng mới trong số các cung văn, bổ sung các bài bản, làn điệu mới…Chính hình thức hát văn thi này là một hình thức làm cho hát chầu văn trong tín ngưỡng Tứ phủ luôn luôn phát triển, đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của quần chúng nhất là bộ phận những con nhang đệ tử theo tín ngưỡng này.

2.5. VAI TRÒ CỦA CHẦU VĂN TRONG NGHI LỄ HẦU THÁNH TỨ PHỦ PHỦ

Tại sao tín ngưỡng Tứ phủ lại chọn chầu văn làm âm nhạc dùng trong nghi lễ của mình? Phải chăng ngoài tính dân gian đậm đà chầu văn vừa có đầy đủ những yếu tố tạo nên vẻ linh thiêng của việc thờ cúng, vừa tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của một loại hình sinh hoạt nghệ thuật?

Trong nghi thức hầu thánh Tứ phủ, hát chầu văn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nó có vai trò như một chất xúc tác nhằm thắt chặt sợi dây liên kết giữa con người với thần linh thông qua vai trò trung gian của chân đồng.

Chầu văn được cung văn trình diễn trong suốt nghi lễ hầu thánh Tứ phủ. Nó có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên một số chân đồng có căn cao số nặng tuyên bố rằng họ có thể tổ chức nghi lễ mà không có chầu văn. Khả năng nhập đồng vẫn có thể xảy ra mà không có cần phải có chầu văn. Vậy phải chăng âm nhạc chỉ là một hiện tượng phụ trong nghi lễ hầu thánh Tứ phủ? Hay nói cách khác phải chăng chầu văn là một sự kết hợp tùy ‎ý với những thực hành nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng Tứ phủ?

Việc thực hành nghi lễ không có ban chầu văn xuất hiện trong giai đoạn nhà nước Việt Nam chính thức lên án và cấm lên đồng từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980. Trong giai đoạn này người bị bắt khi tham gia lên đồng thường phải chịu một số hình thức trừng phạt bao gồm cả phạt hành chính và giam giữ. Tuy nhiên các chân đồng vẫn tiếp tục hầu thần, thánh một cách bí mật. Những ông đồng, bà đồng tổ chức “hầu vụng” nói rằng họ thường không mời ban nhạc bởi sợ âm thanh chầu văn sẽ đánh động nhà chức trách. Nghi lễ hầu thánh mà không có ban nhạc thường được biết đến dưới cái tên “hầu vo”. Điểm đặc biệt của hầu vo là trong quá trình tiến hành nghi thức hầu thánh không có sự xuất hiện của ban nhạc, điều này trái với thực tế của nghi lễ hầu thánh. Theo mô tả của những người từng tham gia hầu vo thì trong quá trình hầu vo, âm thanh cũng không hoàn toàn bị biến mất. Bởi tuy không có cung văn nhưng việc những người hầu dâng “kêu” thần thánh vẫn là cần thiết, nó đặc biệt quan trọng khi mời thần, thánh. Trong lễ hầu vo, hầu dâng của chân đồng phải kêu thần thánh để thỏa và xin phép họ cho chân đồng được hầu. Thêm vào đó những người tham gia hầu vo còn nói rằng trong quá trình tiến hành nghi lễ người hầu dâng và con nhang, đệ tử thường vỗ tay và hát những đoạn của bài chầu văn tương ứng với giá đồng đang hầu.

Hầu vo không còn được tổ chức kể từ khi sự cấm đoán của Nhà nước được nới lỏng vào cuối những năm 1980. Những chân đồng đã từng hầu vo và cả những người từng tham gia hầu vo đều cho rằng hầu vo là rất buồn tẻ và một buổi hầu vo ngắn hơn nhiều so với nghi lễ có âm nhạc của chầu văn. Một số ông đồng, bà đồng thậm chí còn nói rằng hầu vo chẳng ra gì và trong thực tế nghi lễ hầu thánh không thể tiến hành mà thiếu chầu văn.

Tiến sĩ âm nhạc người Anh Barley Norton trong cuốn “Đạo mẫu và các hình thức Shaman ở Việt Nam và Châu Á” có viết về một buổi hầu vo được dự trong chuyến công tác tại Việt Nam của một bà đồng tên Thanh, người tự cho rằng mình có thể hầu thánh mà không có âm nhạc do có căn cao số nặng:

“Một ngày thích hợp sau đó được lựa chọn, gần với ngày hội của Chầu Đệ Tam, và công việc chuẩn bị cho buổi lễ đã được thực hiện.

Tới ngày hành lễ, bà Thanh mời một nhóm nhỏ con nhang đệ tử của bà tới tham dự. Mặc dù bà Thanh xác nhận rằng không có âm nhạc trong buổi lễ, nhưng thực tế bà đã bảo một số người trong số con nhang đệ tử hát chầu văn và chơi bộ gõ. Trái ngược với tuyên bố của nhiều người hầu đồng, sở thích âm nhạc của bà Thanh có thể chỉ ra sự nhờ cậy của nhập đồng trên trình diễn âm nhạc. Việc này còn ủng hộ ‎ý kiến cho rằng hầu vo trong quá khứ không hề im lặng bởi người hầu dâng và con nhang đệ tử kêu và hát tới thần thánh.

Khi bà Thanh được Trần Hưng Đạo (quan Trần Triều) nhập vào vị thánh này nói về mâu thuẫn giữa tổ chức hầu vo trong khi thu xếp cho âm nhạc được trình diễn:

“Hôm nay cầu mong trong tâm các ngươi là…họ lấy miệng mà tâu và cúi đầu lễ bái, vậy tại sao vẫn có tiếng trống và tiếng hát? Thế này sao có thể là hầu vo?...Nhưng ta tha thứ cho các người mà lời lẽ sang các thần thánh Tứ phủ. Ta Trần triều không cần hát hay nhạc cụ… Thần thánh ở Tứ phủ lừa gạt kiểu trẻ con, bởi họ phải được bộc lộ bằng lời, điệu bộ và bài hát, nhưng nhớ rằng thần thánh của Tứ phủ khác với Trần Triều.” [10, tr.314 – 315]

Như vậy, theo lời dặn của Trần Hưng Đạo, bài hát là cần thiết đối với thần thánh của Tứ phủ mặc dù đối với Trần Hưng Đạo con nhang, đệ tử chỉ cần gọi Ngài bằng lời là đủ. Lời dặn này còn trình ra mâu thuẫn giữa âm nhạc và hầu vo. Trên lí thuyết hầu vo phải không có nhạc, tuy nhiên đồng thời trình diễn âm nhạc lại là cần thiết đối với thần thánh ở Tứ phủ.

Ghi chép trên của Barley Norton đã khẳng định tầm quan trọng của âm thanh nói chung và chầu văn nói riêng trong nghi lễ hầu thánh Tứ phủ. Trong nghi lễ hầu thánh thậm chí trong hầu vo để biết được nhập đồng bắt đầu xảy ra thì điều cần thiết là thần thánh phải nghe được lời mời dù bằng lời nói hay bằng âm nhạc của chầu văn. Tiếp theo sự mở đầu nhập đồng thì nhịp âm nhạc chầu văn là rất cần thiết cho những nghi lễ được tiến hành tiếp theo như ví dụ về lễ hầu vo của bà Thanh đã

chứng minh. Chầu văn do đó là cần thiết để duy trì việc nhập đồng ngay cả trong trường hợp ngoại lệ khi nó không được trình diễn bởi một ban nhạc chuyên nghiệp.

Âm nhạc chầu văn làm mờ đi ranh giới giữa con người và thần thánh. Những người hầu thánh đều cho rằng mối liên kết giữa nhập đồng và tâm hồn được âm nhạc làm cho dễ dàng. Họ nói rằng âm nhạc tác động tới tâm hồn. Một bà đồng khi được hỏi về vai trò của âm nhạc trong nghi lễ hầu thánh đã nói: “Khi tôi nghe chầu văn, tôi thấy tâm hồn mình bay lên, tôi thấy mình bị quyến rũ, tâm hồn tôi bị quyến rũ, sau đó thì thánh nhập” [10, tr.316]. Quan hệ qua lại giữa âm nhạc chầu văn với tâm hồn người hầu đồng và thần thánh được nhiều học giả Việt Nam nhắc tới. Trong cuốn “Hát chầu văn”, Bùi Đình Thảo cho rằng: “chầu văn dẫn tâm hồn người vào cõi siêu nhiên” [7, tr.68]. Ngô Đức Thịnh trong công trình “Hát văn” lại cho rằng:

“chầuvăn tác động vào tâm linh người hầu bóng và những người tham dự nghi lễ, tạo không khí cho việc nhập đồng” [12, tr.82]. Như vậy chầu văn có khả năng đi chuyển tâm hồn của người hầu đồng để việc các thánh nhập vào cơ thể có khả năng xảy ra hay nói một cách khác chầu văn giúp cho việc sinh ra các thánh trong thế giới con người.

Theo những chân đồng thì các bài chầu văn khiến cho nhập đồng “bốc” và “bốc đồng” hay nói một cách dễ hiểu hơn thì âm nhạc làm tăng sự bốc lên của năng lượng khi người hầu đồng tiến hành hoạt động nghi lễ và làm lộ ra tính cách bốc đồng, cái cần thiết để thực hiện việc thánh.

Sức mạnh của chầu văn là làm sôi động nhập đồng áp dụng cho mọi hoạt động nghi lễ, như những người tham dự nghi lễ sử dụng một thuật ngữ cụ thể về tác động của âm nhạc đối với múa. Họ nói rằng nhịp của chầu văn kích động múa trong khi hầu vo chỉ có rất ít hoặc không có múa.

Như vậy, trong nghi lễ hầu thánh Tứ phủ, vai trò của chầu văn là không thể thay thế. Chầu văn tái diễn thân thế của các thánh, làm sống lại một thời ở trần gian với bao điều tốt đẹp, bao kỉ niệm đắng cay. Chầu văn không chỉ tác động vào tâm linh của người hầu bóng và những người tham dự, tạo không khí cho việc nhập đồng mà còn giúp ích và đệm cho các động tác múa. Ngoài ra lời hát của các bài chầu văn

còn giúp giới thiệu về lai lịch, tính cách, đặc điểm địa phương và giới tính của các vị thánh đang nhập đồng.

Thực ra khi tách chầu văn ra khỏi nghi lễ hầu thánh Tứ phủ, nó vẫn có thể đứng độc lập như một thể loại âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên ta không thể không thừa nhận khi bị tách ra khỏi khung cảnh diễn xướng của nghi lễ hầu Thánh, tách ra khỏi các động tác múa đồng thì sức hấp dẫn của loại hình âm nhạc này cũng bị giảm đi đáng kể. Hát chầu văn đã hòa nhập với nghi lễ hầu thánh Tứ phủ tạo thành một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, một sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng.

Tuy nhiên bên cạnh những giá trị văn hóa và tâm linh đó có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận đó là hát hầu thánh Tứ phủ cũng là một hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng mà kéo bám theo nó là không ít những hủ tục, mê tín dị đoan, những đầu cơ của những kẻ buôn thần bán thánh gây ra nhiều tai họa, đau khổ cho không ít người, làm vẩn đục và nhiễu loạn xã hội trong một thời gian dài mà chúng ta cần phải loại trừ một cách triệt để chỉ giữ lại những yếu tố nghệ thuật trong sáng của chầu văn cổ truyền để bảo tồn và phát triển.

Tóm lại, nghệ thuật hát chầu văn đã hòa nhập với tín ngưỡng dân gian, cùng với tín ngưỡng tạo nên một ma lực hấp dẫn mọi người đến với thế giới tâm linh của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 69 - 73)