CẤU TRÚC ÂM NHẠC TRONG HÁT CHẦU VĂN 1.Phổ thơ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 25 - 27)

1.6.1. Phổ thơ

Hát chầu văn là loại hình nghệ thuật ca hát với sự gắn bó mật thiết giữa nhạc và thơ, giữa thơ và nhạc, nó là một trong những loại hình ca nhạc dân tộc nên cấu trúc âm nhạc hát chầu văn cũng mang những đặc trưng và có sự giao lưu với các loại hình ca nhạc dân tộc khác như quan họ, chèo, ca trù…

Tiếng nói của chúng ta đều có năm dấu, sáu âm. Mỗi miền, mỗi vùng lại có cách phát âm mang một nhữ điệu riêng nên càng thêm phong phú về nhạc điệu. Ông cha ta đã triệt để khai thác lợi thế này, hình thành phương pháp phổ thơ để tạo nên giai điệu của các loại hình ca nhạc. Phương pháp này đã trở thành cách làm truyền thống mang được đặc trưng, đặc điểm, ngữ điệu dân tộc một cách đậm đà, rõ nét.

Làn điệu của hát chầu văn được tạo nên do nghệ thuật phổ thơ. Tuy cũng phổ thơ như các loại hình ca nhạc khác nhưng phổ thơ của hát chầu văn lại có những nét

riêng, tạo nên một loại hình ca nhạc độc đáo không thể nhầm lẫn với bất kì một loại hình diễn xướng dân gian nào khác: ca nhạc chầu thánh kết hợp với lên đồng.

Sở dĩ có được những nét độc đáo như vậy là do các giá văn chầu đều có sự nhất quán về bố cục, nội dung. Mở đầu là lời thỉnh mời rồi đến diện mạo các ông hoàng, bà chúa, ngợi ca công đức…từ đó tạo nên một thể thống nhất về phong cách các bài chầu văn, mang tính chất huyền bí, siêu nhiên thoát tục, không lẫn với nội dung các dòng khác của ca nhạc đời thường như hát quan họ, hát giao duyên.

Với nội dung như vậy nên giai điệu âm nhạc cũng được gắn bó với lời thơ: lúc thôi thúc như các điệu Phụ Đồng, Hát Sai, khi trữ tình như điệu Cờn, khỏe mạnh như điệu Dọc, trang nghiêm, đĩnh đạc như điệu Phú, nhịp nhàng như Chèo Đò, rộn ràng như điệu Xá…

Tuy cùng một thể thơ nhưng mỗi điệu lại có một môtíp đặc trưng để trong quá trình phổ nhạc dù dấu giọng lời thơ có thay đổi nhưng giai điệu vẫn mang âm hưởng của làn điệu đó. Ví dụ điệu Cờn trong dạo nhạc và các đoạn chen thường được lặp lại vào có âm ngân đuôi:

Cô nhớ lời Mẫu gọi cô lên

Kìa một tin gắn bó mấy hai tin cô hẹn ư hò. Mẫu dặn cô điều nhỏ i tiếng i to i i i i i i i

(trích văn cô Bơ [7, tr.122])

Một điều rất hay là tuy giai điệu và lời thơ hòa hợp với nhau nhưng khi tấu nhạc riêng thì giai điệu âm nhạc vẫn có tính độc lập và hoàn chỉnh, không bị vụn vặt, chắp vá, lệ thuộc vào lời thơ.

Sở dĩ được như vậy là do trong quá trình phát triển của giai điệu những tiếng đệm i, a, những âm ngân đuôi, cách đảo chữ của câu thơ, kể cả những nhịp nhạc chen được bổ sung vào làm cho câu nhạc, đoạn nhạc được hoàn chỉnh.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển các làn điệu không tránh khỏi sự đan xen các môtíp giai điệu của các loại hình ca nhạc khác vào chầu văn như quan họ, ca trù, dân ca các miền… Điều này cũng là tất nhiên vì cùng chung một kho tàng ca nhạc dân tộc nên phải có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Mặt khác có thể do các nghệ nhân chẳng

những biết hát chầu văn mà còn biết các loại hình ca nhạc khác. Hoặc ngược lại từ biết hát chèo, hát dân ca rồi mới học hát chầu văn nên khi diễn tấu có lẫn những nét giai điệu của loại này, loại khác là lẽ đương nhiên không tránh khỏi. Mặc dù như vậy hát chầu văn cũng có những nét độc đáo của mình cả ở giai điệu lẫn phần đệm và thể thức trình tấu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)