NHỮNG QUAN NIỆM VỀ TÍN NGƢỠNG THỂ HIỆN TRONG CHẦU VĂN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 31 - 34)

chung nó mang tính động nên trọng âm của lời ca không phải bao giờ cũng rơi vào phách mạnh (nghệ nhân gọi là nhịp nội) mà thường xen kẽ giữa phách cân và phách đảo (nhịp ngoại). Tiết tấu của hát chầu văn có thể chia làm hai loại là loại của nhạc chen, nhạc dạo và loại của nhạc hát.

1.6.5. Phần đệm

Phần đệm của hát chầu văn gồm một đàn Nguyệt diễn tấu giai điệu và các chùm hai nốt ở hai dây đàn. Nếu sử dụng ngón vê cả hai dây thì dây ngoài là giai điệu và dây trong là nốt trì tục. Bên cạnh đàn Nguyệt người ta sử dụng phách và thanh la. Phách gõ phần tiết tấu vê hai dùi thành những tiếng liên tục. Thanh la đánh vào nhịp nội và trống thì điểm xuyết báo nhịp. Một cách phổ biến là đàn và trống phách được khoe và nổi ở những khúc nhạc dạo, những đoạn nhạc chen.

Khi có tiếng hát thì phần đệm của đàn rất đơn giản, chỉ điểm xuyết theo kiểu tòng giai điệu và tạo nên những môtíp nhạc láy đuôi câu hát hoặc chen vào các câu hát trong trổ hát.

Sở dĩ khi đệm cho hát thì tiếng đàn chỉ điểm xuyết là vì người cung văn vừa hát vừa đàn nên tập trung vào hát thì tiếng đàn phải lơi, khi không hát thì tiếng đàn mới được phát huy, không thể cùng một lúc cả đàn và hát đều nổi được.

Như vậy phần đệm cho hát chầu văn không theo kiểu đệm hợp âm với những chồng nốt được tiến hành theo công năng hòa thanh vì thực ra với một cây đàn hai dây cũng không cho hát theo kiểu phức điệu thoáng, sinh động, đối tỉ với giọng hát là tốt nhất.

1.7. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ TÍN NGƢỠNG THỂ HIỆN TRONG CHẦU VĂN CHẦU VĂN

Hát chầu văn là một loại hình ca nhạc cổ truyền gắn liền và phục vụ cho nghi lễ tôn giáo. Cơ sở để tìm hiểu về tín ngưỡng trong chầu văn phải dựa vào những đối tượng thờ cúng được nói đến trong các giá văn còn lưu truyền cho đến ngày nay và các yếu tố lịch sử cũng như các hình thức diễn xướng có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo mà chầu văn tham gia.

Trong hầu hết các giá văn cổ truyề n đối tượng chầu bao gồm các nhân vật trong truyền thuyết, thần thoại, các vị nữ thần trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cai quản Tam phủ hay Tứ phủ, những người có công với địa phương, những anh hùng dân tộc, những nhân vật lịch sử đã được trí tưởng tượng của dân gian thêu dệt một lí lịch đượm màu huyền bí như các vị Thánh Mẫu, các Chầu, các ông Hoàng, bà chúa… Hay những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Tuấn…Nó bao gồm cả một hệ thống phong phú, đa dạng các nhân vật chứ không chỉ là một nhân vật nhất định nào đó.

Trong các giá văn cổ truyền sưu tầm được trước hết phải kể đến các giá văn chầu Mẫu gồm bốn vị Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa. Bốn vị này được coi là người sáng tạo ra Tứ phủ công đồng. Mẫu Thượng Thiên sáng tạo và cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn sáng tạo và cai quản miền rừng núi, Mẫu Thoải sáng tạo và cai quản miền nước, Mẫu Địa sáng tạo và cai quản miền đất. Các vị Thánh Mẫu là đại diện cho tất cả các thần thánh cai quản khắp vũ trụ, đồng thời có quyền pháp tối cao. Trong tư duy người Việt Nam các Mẫu có thể tương ứng với Ngọc Hoàng của Đạo giáo hay Đức Phật của Phật giáo.

Nếu ngược dòng lịch sử tôn giáo ở Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định tục thờ Mẫu là một tín ngưỡng xếp vào loại tín ngưỡng cổ xưa nhất của người Việt, nó bắt rễ sâu đậm nhất trong dân gian qua các thời đại và là một trong những yếu tố củng cố, hun đúc các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Đặc biệt tục thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ cũng là một tín ngưỡng cổ xưa, mang bản sắc riêng của dân tộc Việt.

Sở dĩ tục thờ Mẫu ra đời sớm như vậy cũng bởi đặc trưng của nền kinh tế nước ta là nông nghiệp lúa nước. Trong nông nghiệp vai trò của người phụ nữ rất được coi trọng. Hơn thế nữa, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có nhiều người phụ nữ đã đảm nhận những trọng trách quan trọng đối với lịch sử dân tộc. Chính vì vậy việc người phụ nữ được tôn trọng, phụng thờ cũng là một lẽ đương nhiên.

Như vậy cũng không có gì là khó hiểu khi trong các bài chầu văn cổ truyền mà ngày nay chúng ta sưu tầm được số lượng các giá văn chầu Mẫu là tương đối lớn và cũng không hề vô lí khi cho rằng các giá văn chầu Mẫu là những giá văn được hình thành sớm hơn cả.

Sau các giá văn chầu Mẫu còn tìm thấy nhiều giá văn chầu các vị thánh nữ trong Tứ phủ gọi là Tứ phủ Chầu Bà gồm mười hai vị từ Chầu Đệ Nhất tới Chầu Bé. Đây là các giá văn ca ngợi các thánh nữ có pháp thuật siêu nhiên, có thể đi mây về gió, ẩn hiện khắp nơi giúp các Mẫu trong việc cai quản thế gian.

Sau các giá văn chầu Tứ phủ Chầu Bà đến các giá văn chầu Ngũ vị Quan lớn, rồi đến các ông Hoàng, các Cô, các Cậu.

Ngoài ra người ta còn tìm thấy nhiều giá văn chầu Đức Thánh Trần và Liễu Hạnh công chúa.

Ngoài các giá văn chầu các thần thánh, các nhân vật thuộc Tứ phủ như đã nói trên nhiều nghệ nhân hát chầu văn ở Nam Hà còn cho biết họ đã từng nghe hát chầu những giá văn về Nhị Thập Bát Tú, chầu các chư vị có tước hiệu là Tứ đại thiên vương, Thập tam Hoàng tử…Rất có thể đó là sản phẩm của tín ngưỡng, tôn giáo ngoại nhập vào Việt Nam. Có giả thuyết cho rằng thời kì ngoại nhập của những tín ngưỡng ấy là vào khoảng thế kỉ XVII, tức là nửa sau của thời Hậu Lê. Tuy nhiên sau khi du nhập vào Việt Nam thì chư vị thánh thần này đã được bản địa hóa hòa nhập vào với tín ngưỡng dân gian Việt Nam một số trở thành thần thánh của Tứ phủ một số lại được sắc phong trở thành Thành Hoàng của một số làng.

Như vậy, các giá văn cổ truyền đều đã phản ánh được những tín ngưỡng dân gian của người Việt từ tục thờ Mẫu, thờ Tam phủ, Tứ phủ tới tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng… Trong những sinh hoạt nghi lễ của các tín ngưỡng này dường như việc vắng mặt của chầu văn là điều không thể xảy ra.

Trong diễn xướng chầu văn cổ truyền nói riêng và trong tục thờ cúng lễ bái ở một số lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng chúng ta cũng cần phải kể đến hiện tượng đồng bóng và các trò pháp thuật của các pháp sư. Dường như chầu văn cổ truyền không thể tách rời với đồng bóng, nó trở thành môi trường diễn xướng quen thuộc của chầu

văn. Tuy chầu văn và đồng bóng gắn chặt với nhau mang những biểu hiện của mê tín dị đoan nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự hấp dẫn, độc đáo của loại hình âm nhạc tín nghưỡng này.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh (Trang 31 - 34)