Phân tích công tác quản trị rủi ro của công tycổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh” (Trang 35 - 39)

môi trường xanh

2.2.2.1. Nhận biết rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp

Khi tiến hành điều tra, phỏng vấn về thời gian cũng như mức độ thực hiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh, có trên 75% ý kiến cho biết công ty đã thực hiện công tác nhận dạng rủi ro. Tuy nhiên, công tác nhận dạng rủi ro chỉ được thực hiện theo năm. Đây là một trong những khâu đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro, là nền tảng cơ sở để phát hiện, lường trước các rủi ro có thể ập đến với mọi doanh nghiệp. Thời gian là một năm để thực hiện các nhận dạng rủi ro là quá dài, và không sát với thực tế kinh doanh trong môi trường hiện tại, lúc này những nhận dạng chỉ mang tính chung chung vĩ mô mà thiếu thực tế, do sự biến động của nền kinh tế, của môi trường chung và các đối thủ cạnh tranh luôn biến động từng phút giây.

Công tác nhận dạng rủi ro tại công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh được thực hiện thông qua việc xác định nguồn rủi ro từ hoạt động kinh doanh thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động kinh doanh, các nguồn rủi ro cụ thể được xác định như sau:

Bảng 2.3. Bảng danh mục rủi ro của công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Rủi ro công ty gặp phải

Nguyên nhân rủi ro

Mối hiểm họa Mối nguy hiểm

cung cấp không cung cấp hàng hóa

tình hoặc không có khả năng cung cấp hàng hóa

chưa chú trọng tới lĩnh vực quản trị rủi ro

hậu lạc hậu

Rủi ro phía công ty -Hạn chế về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn -Hệ thống thông tin yếu kém

-Công ty chưa có quỹ tài trợ rủi ro dự phòng

-Công ty chưa có chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động

-bảo quản hàng hóa kém

-Trình độ quản lý chưa cao

-Người lao động không có sự gắn bó với doanh nghiệp Rủi ro phía nhà

chuyên chở

-Lựa chọn nhà chuyên chở không đủ tin cậy

-Sắp xếp hàng hóa trên xe không hợp lý

-Không giành được quyền thuê nhà, chuyên chở

-Không chủ động tìm nhà chuyên chở thay thế

-Hàng hóa nhập về từ nhà cung cấp bị hỏng

-Giao hàng chậm

(Sinh viên tổng hợp)

Có thể nhận thấy rằng, tại nội dung nhận dạng rủi ro, công ty bước đầu đã có những thành công nhất định, công ty đã chủ động có những biện pháp điều tra, nghiên cứu để xác định các nguồn rủi ro. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa thích hợp, hạn chế các rủi ro xảy ra với công ty.

Tuy nhiên tại một số nội dung như thời gian thực hiện công tác, và sự lựa chọn, cũng như kết hợp các phương pháp nhận dạng rủi ro là những hạn chế còn tồn tại như: Thời gian thực hiện công tác nhận dạng rủi ro là tiến hành theo năm nên không có sự bắt kịp được sự thay đổi liên tục trong kinh doanh, dẫn đến những quyết định quản trị rủi ro chậm chạp không đạt hiệu quả cao.

2.2.2.2. Phân tích rủi ro trong doanh nghiệp

Rủi ro xuất phát từ phía nhà cung cấp

-Rủi ro do đạo đức của người cung cấp: Nhà cung cấp không đáng tin cậy,

cố tình giao hàng hóa không đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa hoặc cố tình gây rắc rối cho công ty.

-Rủi ro về số lượng hàng: Nhà cung cấp không đủ lượng hàng hóa, nguy cơ

hủy hợp đồng gây tổn thất cho công ty,…

-Rủi ro do yếu tố giá cả: Nhà cung cấp tăng giá hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ

khiến giảm lợi nhuận của công ty hoặc buộc công ty phải tăng giá sản phẩm đồng nghĩa với việc mất đi một lượng khách hàng.

-Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho: Hàng hóa lưu kho lâu sẽ

khiến công ty mất một khoản chi phí để lưu trữ, bảo quản hàng hóa. Các rủi ro xuất phát từ chính công ty

- Rủi ro do yếu kém về trình độ: trình độ quản trị của lãnh đạo chưa cao,

chuyên môn của một số cán bộ còn yếu kém.

- Rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin: trang thiết bị, hệ thống công nghệ

thông tin của công ty lạc hậu.

- Rủi ro do năng lực tài chính: khả năng tài chính của công ty hạn chế

Rủi ro xuất phát từ phía nhà chuyên chở hàng hóa

-Rủi ro do đạo đức của nhà chuyên chở: Nhà chuyên chở không uy tín, cố

tình làm hư hỏng hàng hóa hoặc chuyên chở hàng hóa chậm trễ khiến công ty mất uy tín.

-Rủi ro về chất lượng chuyên chở: Chất lượng chuyên chở kém gây hỏng

hóc, mất mát hàng hóa

-Rủi ro về thời gian chuyên chở: nhà chuyên chở không đảm bảo vận chuyển

kịp thời gian khiến hoạt dộng sản xuất, kinh doanh ngừng trệ. Rủi ro từ môi trường bên ngoài

- Rủi ro từ môi trường kinh tế: sự thay đổi tỷ giá hối đoái, thị trường, …

- Rủi ro từ môi trường văn hóa- xã hội: không nắm rõ phong tục, tập quán,

thói quen của dân cư, sự thay đổi về quy mô, đặc điểm dân cư,… - Rủi ro từ môi trường tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,…

- Rủi ro từ môi trường chính trị- pháp luật: không nắm rõ sự thay đổi của

các chính sách, quy chế…

 Phương pháp định tính xác định mức độ rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4. Bảng kết quả đánh giá các loại rủi ro của công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Chỉ tiêu Tần số đo lường Tổn thất 2011-2013 Tổng giá trị các hoạt động có nguy

cơ xảy ra rủi ro (triệu đồng)

cung cấp thu Rủi ro xuất phát từ

phía công ty

Trung bình Thiệt hại về doanh thu vì mất khách

hàng

130

Rủi ro xuất phát từ phía nhà chuyên chở

Cao Hoàng tồn kho bị hỏng và kém chất

lượng

180

Rủi ro về nhân viên bỏ việc, chuyển công tác

Trung bình Có 5 nhân viên bán hàng và 3 nhân viên hành chính

nghỉ việc

100

(Sinh viên tự điều tra)

Như vậy, qua bản 2.4 có thể thấy rằng:

- Rủi ro từ phía nhà cung cấp có tần số xảy ra và mức độ thiệt hại, tổn thất là lớn nhất chiếm 41.5%. Nguyên nhân của các rủi ro này là do công ty chưa chủ động về nguồn cung cấp, số lượng nhà cung cấp còn hạn chế và các nhà cung cấp chủ yếu là về mặt hàng nông sản nên phụ thuộc nhiều và yếu tố tự nhiên, khi có thiên tai dịch bệnh thì khó có thể đáp ứng đủ hàng hóa cần cung cấp.

-Rủi ro xuất phát từ phía nhà chuyên chở cũng có tần suất cao và mức độ tổn thất tương đối lớn chiếm 26% tương đương 180 triệu đồng do năng lực nhà chuyên chở kém và công ty chưa có nhiều phương án chuyên chở thay thế.

Còn rủi ro xuất phát từ phía công ty có tần suất cũng như mức độ tổn thất trung bình chiếm 18.6% tương đương 130 triệu đồng.

-Rủi ro về nhân viên bỏ việc, chuyển công tác cũng xảy ra thường xuyên, loại rủi ro này khi xảy ra sẽ gây tổn thất nhỏ cho công ty (rò rỉ thông tin, mất khách hàng, lộ chiến lược,…).

2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro của công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Mục đích của công tác kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế và giảm thiểu các tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó lựa chọn phương pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro nào là rất quan trọng. Theo kết quả điều tra đối với nội dung kiểm soát rủi ro, công ty thường sử dụng các phương pháp đó là né tránh rủi ro, giảm thiểu tổn thất,….

Các phương pháp như quản trị thông tin, đa dạng hóa rủi ro,… là những phương pháp thiết yếu, cần thiết trong môi trường cạnh tranh, nhiều biến động, nhiều rủi ro như hiện nay, tuy nhiên lại được công ty còn sử dụng ở mức rất hạn

chế. Bên cạnh các biện pháp trên cần có những cải biến mới, mạnh dạn và đầu tư nhiều hơn trong thực hiện các phương phương kiểm soát rủi ro mới. Bên cạnh việc né tránh, giảm thiểu tổn thất công ty nên có những động thái tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong đón nhận các rủi ro, thách thức và biến chúng thành cơ hội, thời cơ.

2.2.2.4.Tài trợ rủi ro của công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Về các biện pháp tài trợ rủi ro, có phương pháp tự khắc phục rủi ro và phương pháp chuyển giao rủi ro là được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, về phương pháp tự khắc phục rủi ro, công ty lại dừng lại ở các phương pháp khắc phục rủi ro bị động, chưa có các phương pháp rủi ro một cách chủ động được thực hiện. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các phương pháp quản trị rủi ro thường chưa được thực hiện, trong số 50 cán bộ công nhân viên được tiến hành điều tra, phỏng vấn chỉ có 25% ý kiến cho biết công ty đã có sự kết hợp giữa các phương pháp. Và đặc biệt, về phương pháp sử dụng chuyển giao rủi ro, sự chuyển giao chỉ thông qua hình thức bảo hiểm, và một số thông qua hợp đồng, tuy nhiên đối tượng mới chỉ dừng lại ở bảo hiểm lao động, và một số tài sản lớn của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh” (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w