Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh” (Trang 28 - 30)

Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp chỉ đạo

( Nguồn: Phòng Nhân sự )

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc

Khối quản lý Ban xây dựng cơ bản Phòng tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Khối nghiệp vụ Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 3 Phòng nghiệp vụ 4

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh:

• Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát

• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất ở công ty, có trách nhiệm trước đại hội cổ đông cùng kì, có toàn quyền nhân danh công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi của hội đồng quản trị

• Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành công ty. Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả của ban quản trị công ty

• Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty theo mục tiêu, định hướng mà đại hội đồng, hội đồng quản trị đã thông qua

- Phòng Kế toán- tài chính:

• Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty.

• Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.

• Phối hợp với Phòng Hành chính- nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn.

- Phòng Tổ chức- hành chính:

• Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

• Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, chi phí đồng phục,…).

• Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển, điều chuyển)

• Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch & phát triển cán bộ thông quaphân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự.

• Xây dựng quy chế tiền lương và nội quy lao động để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

• Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động công ty.

• Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành (hồ sơ nhân sự, thông tin trên phần mềm HRM).

- Phòng nghiệp vụ:

• Mua nguyên vật liệu theo yêu cầu của phòng sản xuất. • Quản lý và chăm sóc các đại lý và đối tác hiện tại. • Phát triển thêm các đại lý mới.

• Phát triển thêm các đối tác nước ngoài.

• Nghiên cứu các chính sách marketing phù hợp.

• Thu thập thông tin phản hồi từ các khác hàng, đại lý, chuyển đến phòng thiết kế và phòng sản xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh” (Trang 28 - 30)