Để có thể giải quyết được các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh một cách tốt nhất, cần phải dựa vào một số quan điểm
Quan điểm 1 thực hiện công tác quản trị rủi ro với phong cách chuyên nghiệp và căn bản
Khi tiến hành quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh mặt hàng nông sản và máy móc cần đặt biệt chú ý tới tính hiệu quả tức là phải so sánh giữa lợi ích có được từ công tác quản trị rủi ro và chi phí bỏ ra để thực hiện việc quản trị. Công tác quản trị chỉ thực sự hiệu quả và cần thiết khi chi phí bỏ ra để quản trị nhỏ hơn những lợi ích ta thu được từ nó. Ngoài ra những chi phí dành cho công tác quản trị cũng phải phù hợp, không quá lớn làm cho giá bán của các mặt hàng tăng cao, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Quan điểm 2: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro phải tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh doanh
Để quản trị được tốt các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải sử dụng những giải pháp khác nhau nhằm né tránh, giảm thiểu và ngăn ngừa các rủi ro đó. Tuy nhiên, những giải pháp được áp dụng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
• Không làm mất đi cơ hội kinh doanh
Mặc dù các rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất nhiều. Nhưng không phải rủi ro nào cũng cần thiết phải né tránh, phải loại bỏ những hoạt động là nguồn gốc gây ra rủi ro. Ngoài ra, rủi ro mang tính bất định và không thể đoán biết được chúng có xảy ra hay không, xảy ra vào lúc nào nên ta hoàn toàn có thể chấp nhận chúng và lựa chọn các giải pháp né tránh rủi ro có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh.
• Không gây khó khăn trở ngại cho hoạt động kinh doanh
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các rủi ro cũng như mức độ tổn thất do rủi ro gây ra. Nhưng nếu các giải pháp quản trị rủi ro được áp dụng bao gồm nhiều yêu cầu, quy định quá rắc rối, phức tạp, nguyên tắc, mất thời gian….thì sẽ làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, nhân viên bán hàng. Hơn nữa, các giải pháp này lại trở thành những khó khăn, trở ngại, gây
khó chịu cho nhân viên, cán bộ bán hàng khiến họ không muốn thực hiện, làm giảm đi tính hữu ích của các giải pháp quản trị rủi ro. Do vậy, các yêu cầu, quy định thuộc các giải pháp quản trị rủi ro phải xuất phát từ các đòi hỏi thực tế và sự cần thiết cho công tác quản trị. Không nên đề ra các quy định, yêu cầu quá sâu, quá rắc rối, gây cản trở, làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của người thực hiện.
Quan điểm 3: Công tác quản trị rủi ro phải thực hiện thống nhất và đồng bộ
Sẽ có rất nhiều hạn chế nếu như công tác quản trị rủi ro chỉ được nhận dạng, phân tích theo năm hoặc khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp mới có những phản ứng đáp lại.Công ty cần phải thực hiện công tác thường xuyên một cách liên tục và đều đặn hơn. Công tác quản trị rủi ro phải được tiến hành hàng ngày, hàng tuần và phải gắn chặt với mọi hoạt động quản trị cũng như những biến động của môi trường
Quan điểm 4: ‘’ phòng hơn chống’
Những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh hàng máy móc và nông sản của Công ty tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau. Mỗi loại rủi ro có thể xuất phát từ một hoặc một nhóm các nguyên nhân và gây ra những tổn thất khác nhau. Vì vậy chúng ta cần phòng tránh rủi ro, đó là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại của công ty
Quan điểm 5: Tập trung đào tạo nhận thức quản trị rủi ro đối với cán bộ và nhân viên.
Những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh hàng máy móc và nông sản của Công ty tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau. Mỗi loại rủi ro có thể xuất phát từ một hoặc một nhóm các nguyên nhân và gây ra những tổn thất khác nhau. Do vậy, để quản trị được chúng, trước hết Công ty cần phải nhận thức đầy đủ về các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm nguyên nhân, nguồn gốc hình thành, tính chất, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả để lại và đối tượng tác động của từng loại rủi ro sau đó mới đề ra các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, triệt để bao gồm cả ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu rủi ro.