Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của công tycổ phần tài nguyên và môi trường xanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh” (Trang 33 - 35)

phần tài nguyên và môi trường xanh

Trên thực tế , công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh đã thống kê các rủi ro theo 4 loại:

- Rủi ro thảm họa: là các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người hoặc có sự tác động gián tiếp của con người như hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố…

- Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi suất biến động…

- Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung ứng hoặc quy trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn…

- Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống còn, hưng thịnh hay suy vong của một tổ chức. Quản trị chiến lược gắn liền với hoạt động quản trị rủi ro chiến lược về tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động.

Có 7 nhóm rủi ro chiến lược như sau: • Rủi ro dự án (dự án thất bại)

• Rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi)

• Rủi ro từ chuyển đổi (sự thay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi) • Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể đánh bại) • Rủi ro thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh)

• Rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận) • Rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm).

Tình hình cụ thể những rủi ro công ty gặp phải trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Những rủi ro công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh gặp phải từ năm 2011- 2013

Đơn vị: lần

Rủi ro Số lần xảy ra Tổng

2011 2012 2013

Rủi ro kinh tế- pháp lý 3 1 1 5

Rủi ro đối thủ cạnh tranh 2 2 2 6

Rủi ro thông tin 4 3 2 9

Rủi ro giá cả 4 6 5 15

Rủi ro vận chuyển, bảo quản 7 8 7 22

Rủi ro về chất lượng sản phẩm 4 5 2 11

Rủi ro an toàn lao động 3 3 1 7

Rủi ro do nhân viên nghỉ đột xuất, mang thông tin của công ty ra ngoài

6 4 2 12

Rủi ro do phải bồi thường hợp đồng 2 4 3 9

Rủi ro mất khách hàng, thị trường 3 5 2 10

Rủi ro trong thanh toán, tỷ giá hối đoái 4 5 4 13

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Qua bảng 2.2, có thể thấy rằng rủi ro mà công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh thường gặp phải nhất là rủi ro trong vận chuyển, bảo quản hàng hóa, chiếm 18.5% tổng số rủi ro xảy ra trong 3 năm 2011-2013. Các rủi ro tài chính này xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân chủ quan do khả năng vận chuyển hàng hóa của công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh là chưa được tốt gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các rủi ro khác như rủi ro do giá cả, chất lượng sản phẩm nhân viên nghỉ đột xuất, mang thong tin của công ty ra ngoài, thanh toán, tỷ giá hối đoái cũng có tỷ lệ xảy ra khá cao. Nguyên nhân do công ty là công ty xuất khẩu nên giá cả và thanh toán, tỷ giá hối đoái có nhiều biến động có tỷ lệ xảy ra khá cao. Công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản nên rủi ro về chất lượng sản phẩm cũng thường xuyên xảy ra do thiên tai, khí hậu và thời tiết.

Khác với rủi ro về tài chính, các rủi ro tác nghiệp trên lại xuất phát từ yếu tố chủ quan từ phía công ty là chính. Do công ty Cổ phần tài nguyên và môi trường xanh chưa có giải pháp hợp lý để hoàn thiện và phối hợp các quy trình trong chuỗi cung ứng nên xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên vật liệu, chi phí dự trữ tăng cao, việc sắp xếp các quy trình sản xuất chưa thuận tiện, khoa học nên chưa tối ưu hóa được chuỗi cung ứng và các hoạt động tác nghiệp khác khiến tỷ lệ sản phẩm lỗi cao, tình trạng thiếu

hàng hóa thường xảy ra, có khi có hàng nhưng khả năng vận chuyển kém không đáp ứng được yêu cầu đặt hàng theo hợp đồng dẫn đến bị phạt, mất thị trường.

Ngoài ra, rủi ro do nhân viên nghỉ đột xuất mang thông tin của công ty ra ngoài cũng xảy ra tương đối thường xuyên. Nguyên nhân của những rủi ro này là do công ty chưa có chính sách bảo mật đối với những thông tin quan trọng và chưa có chính sách ràng buộc nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp. Những rủi ro này gây ra thiệt hại cho công ty về thông tin liên quan tới khách hàng, sản phẩm, chiến lược kinh doanh, … do đó trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.

Các loại rủi ro còn lại như rủi ro giá cả, rủi ro an toàn lao động, rủi ro kinh tế- pháp lý,… có tần xuất xảy ra thấp hơn do công ty đã chủ động có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường xanh” (Trang 33 - 35)