Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ (1991 2008).

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của ấn độ từ 1991 đến 2008 (Trang 37 - 47)

Trong một trật tự thế giới mới mà Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất, bất kỳ một quốc gia nào khi hoạch định chính sách đối ngoại cho thời kỳ hậu chiến tranh lạnh cũng đều phải tính đến vai trò của Mỹ. Là một nước lớn, lại có quan hệ gắn bó với Liên Xô - đối thủ của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Ấn Độ không thể không tính đến vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của mình.

Ngoài xu hướng hoà dịu, đối thoại và ưu tiên cho phát triển kinh tế là xu hướng bao trùm, chi phối hoạt động đối ngoại của các nước từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Mỹ cũng như quan hệ Ấn- Mỹ thời kỳ này còn chịu tác động của nhiều nhân tố:

Chiến tranh lạnh kết thúc đã khiến cho Pakixtan mất đi tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ. Từ khi Liên Xô rút quân khỏi Apganixtan và bị tan rã, Mỹ đã không còn cần Pakixtan như một con bài để chống phá Liên Xô ở khu vực Nam Á. Tuy vẫn còn ủng hộ Pakixtan về mặt tài chính, quốc phòng nhưng Mỹ đã có thái độ cân bằng hơn trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan. Trước đây, Mỹ ủng hộ lập trường của Pakixtan, đòi vấn đề Casơmia phải được giải quyết với sự can thiệp của Liên Hợp Quốc thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở bang Casơmia. Nhưng từ năm 1990, Mỹ đã nghiêng sang

lập trường của Ấn Độ là giải quyết vấn đề Casơmia bằng quan hệ song phương theo tinh thần của Hiệp định Shimla hai nước đã kí năm 1972. Đồng thời Mỹ còn ép Pakixtan phải ngừng cung cấp viện trợ cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Casơmia và những người Sikh cực đoan ở bang Punjab trong các vụ bạo loạn và li khai ở Ấn Độ. Có thể nói sự ủng hộ của Mỹ đối với Pakixtan trong gần nửa thập kỉ qua là một trong những nhân tố gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước. Đến thời kỳ này, với sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Pakixtan đã tạo điều kiện cho việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.

Cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ đã nâng cao vị thế của Ấn Độ trong mối quan hệ đối với Mỹ. Ngay sau khi Ấn Độ giành được độc lập, Mỹ đã có ý đồ xâm nhập kinh tế vào Ấn Độ và nắm chặt thị trường nước này. Tuy nhiên, do Ấn Độ đi theo con đường không liên kết và chịu ảnh hưởng của Liên Xô, đồng thời lại thực hiện chính sách không liên kết, đóng cửa nền kinh tế trong suốt bốn thập kỉ cho nên Mỹ đã không thực hiện được ý đồ này. Từ tháng 7/1991, Ấn Độ đã tuyên bố xoá bỏ hình mẫu phát triển kinh tế của Liên Xô mà Ấn Độ đã từng áp dụng trong một thời gian dài và tiến hành một cuộc cải cách kinh tế toàn diện, triệt để chưa từng có từ trước đến nay. Những biện pháp mạnh mẽ mà Chính phủ của Thủ tướng N.Rao đưa ra nhằm khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, kể cả tư bản nước ngoài ngay sau khi lên cầm quyền đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà kinh doanh Mỹ và phương Tây. Mỹ cho rằng sự mở cửa của một nền kinh tế với số dân gần 1 tỷ người và một tầng lớp trung lưu khoảng 200 triệu người, Ấn Độ sẽ là một thị trường quan trọng, đầy tiềm năng mà không một nước nào có thể bỏ qua. Mỹ coi Ấn Độ là một trong mười thị trường lớn mới nổi lên của thế giới. Vì vậy, Mỹ cần cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Ấn Độ để tạo điều kiện cho sự hợp tác về mặt kinh tế. Còn về phía Ấn Độ, ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Ấn Độ cũng đã cần sự giúp đỡ về mặt tài chính, kỹ thuật của Mỹ để khôi phục và phát triển nền kinh tế. Để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế thực hiện đạt kết quả, Ấn Độ đã nhận thấy rằng Mỹ là nguồn cung cấp

vốn đầu tư và kỹ thuật cao chủ yếu, đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của Ấn Độ. Như vậy, cả Mỹ và Ấn Độ đều cần đến nhau.

Ngoài hai nhân tố trên, vị trí quan trọng của khu vực Nam Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ; vai trò của gần 1 triệu Ấn kiều đang sinh sống và làm việc tại Mỹ… là những nhân tố thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.

Nếu như từ cuối năm 1989 và 1990, Ấn Độ đã có một số động thái ngoại giao thể hiện sự mềm dẻo trong chính sách đối với Mỹ: đồng ý cho Mỹ sử dụng tuyến hành lang trên không, cho phép máy bay vận tải của Mỹ hạ cánh và tiếp dầu ở Bombay trên đường từ căn cứ Philippin tới Arập Xêut trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, thì từ năm 1991 cho đến hết năm 1992 có thể coi là giai đoạn hoạt động tích cực của hai nước để cải thiện mối quan hệ.

Ấn Độ đã đón tiếp nhiều quan chức và phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ sang thăm để thảo luận về kế hoạch hợp tác quốc phòng giữa hai nước như các chuyến thăm của Thủ tướng Kichlighter - Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương vào tháng 4 và tháng 10/1991, chuyến thăm của Trung tướng John Corns thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ vào tháng 1/1992. Sau những chuyến viếng thăm, trao đổi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã nói rằng Ấn Độ và Mỹ có kế hoạch bước vào một kỷ nguyên mới về hợp tác quốc phòng và sẽ tăng cường sử dụng chung những tin tức tình báo quân sự liên quan đến sự trỗi dậy của các thế lực Hồi giáo cực đoan ở Nam Á và Trung Á.

Cùng với những hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, vào tháng 1/1992 Ấn Độ đã bình thường hoá quan hệ với Ixraen, đồng minh của Mỹ mà lâu nay Ấn Độ vẫn không thừa nhận. Đồng thời trong chuyến viếng thăm của Mỹ vào tháng 4/1992, Thứ trưởng ngoại giao Ấn Độ J.N.Dixit đã đề nghị thảo luận về vấn đề nhạy cảm giữa hai nước- vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực tại các cuộc đàm phán song phương vào tháng 5/1992. Những động thái ngoại giao này đã chứng tỏ những thiện ý của Ấn Độ trong việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.

Về phía Mỹ, năm 1990 Tổng thống Mỹ G.Bush (cha) đã ủng hộ lập luận của phía Ấn Độ rằng bất cứ giải pháp nào cho vấn đề Casơmia muốn có kết quả phải thông qua các cuộc thương lượng song phương giữa hai nước Ấn Độ và Pakixtan. Đồng thời, Mỹ thực hiện giảm viện trợ cho Pakixtan về chương trình hạt nhân của nước này. Các nhà kinh tế Mỹ là những người đầu tiên có mặt tại Ấn Độ ngay sau khi Ấn Độ tuyên bố tiến hành cải cách kinh tế. Sau những bước tiến đáng kể trong mối quan hệ giữa hai nước từ 1990 - 1992 đã lại bị suy giảm vào đầu năm 1993 với nhiệm kỳ của Tổng thống B.Clintơn, người của Đảng Dân chủ lên thay Đảng Cộng hoà đã đề cao vấn đề nhân quyền, coi đây là một trong các vấn đề trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ. Vì vậy, những báo cáo về nhân quyền ở bang Jammu - Casơmia và vấn đề người Sikh ở bang Punjab được các nhà hoạch định chính sách Mỹ rất quan tâm. Do vậy, Mỹ đã yêu cầu có đại diện của dân chúng Casơmia trong các cuộc đàm phán của Ấn Độ và Pakixtanvề vấn đề Casơmia. Điều này đã chống lại lợi ích của Ấn Độ vì đa số dân sống ở Casơmia là dân Hồi giáo, nguyện vọng của họ là tách thành một nước riêng hoặc sát nhập vào Pakixtan. Một vấn đề nữa mà B.Clintơn muốn thực hiện là không phổ biến vũ khí hạt nhân - vấn đề được ưu tiên trong chiến lược khu vực và toàn cầu của Mỹ. Việc Ấn Độ không chịu kí vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã ảnh hưởng đến kế hoạch này.

Sự suy giảm của quan hệ Ấn Độ - Mỹ gây nhiều khó khăn cho Ấn Độ trong khi quan hệ kinh tế giữa hai nước đang trên đà phát triển. Vì vậy, nhằm giải quyết bất đồng trong quan hệ hai nước, Thủ tướng Ấn Độ N.Rao đã quyết định đi thăm Mỹ vào tháng 5/1994. Mỹ cũng không muốn để những bất đồng chính trị kéo dài, cản trở quan hệ kinh tế giữa hai nước và ảnh hưởng đến chiến lược trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh nên Mỹ lợi dụng việc đón Thủ tướng N.Rao để tạo điều kiện tăng thêm cơ hội làm ăn kinh tế ở Ấn Độ, tranh thủ ủng hộ của Ấn Độ trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Trong 6 ngày ở Mỹ, Thủ tướng N.Rao đã có những cuộc hội đàm với Tổng thống, Phó tổng thống và các quan chức cấp cao của Mỹ và giới đầu tư,

kinh doanh hàng đầu của Mỹ và cộng đồng người Ấn Độ làm ăn ở Mỹ. Trong bài phát biểu trước hai viện của Mỹ, Thủ tướng N.Rao đã nhắc đến những điểm giống nhau giữa hai nước như: thể chế dân chủ, chế độ đa nguyên về chính trị, sự gần gũi giữa các nhà tư tưởng và chính khách của hai nước… Quan điểm của Ấn Độ về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân cũng như vấn đề nhân quyền tại Casơmia đã được trình bày một cách khéo léo để làm giảm bớt bất đồng giữa hai nước. Chuyến đi thăm của Thủ tướng N.Rao đã thu được những thành công đáng kể. Mỹ tỏ ra cân bằng hơn trong mối quan hệ với Ấn Độ và Pakixtan đặc biệt là vấn đề Casơmia, sự bất đồng giữa hai nước được thu hẹp bớt, mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện trở lại. Tổng thống B.Clintơn đã bổ nhiệm ông F.Wisner làm đại sứ của Mỹ tại Niu Đêli sau 6 tháng chiếc ghế này bị bỏ trống. Chuyến thăm của Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ W.Perry, hai nước đã kí kết Hiệp ước phòng thủ nhằm xua tan mối ngờ vực suốt 40 năm chiến tranh lạnh.

Hai nhiệm kỳ của Tổng thống B.Clintơn đã có những hành động thiết thực để cải thiện hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Trước hết, Mỹ tách Ấn Độ ra khỏi mối quan hệ cặp đôi với Pakixtan như trước đây; Mỹ thừa nhận quan điểm của Ấn Độ cho rằng Pakixtan đã tiếp tay cho các lực lượng khủng bố tại bang Punjab, đặc biệt là tại bang Jammu và Casơmia để gây rối tình hình nội bộ của Ấn Độ và cam kết sẽ làm hết sức mình cùng Ấn Độ chống chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên việc Mỹ lẩn tránh về chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao - điều mà Ấn Độ luôn quan tâm, chứng tỏ Mỹ vẫn kiềm chế Ấn Độ, việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ chỉ nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ.

Đầu năm 1998, quan hệ Ấn - Mỹ lại một lần nữa đứng trước những thử thách lớn. Tháng 3/1998, Đảng Dân Tộc Hinđu (Bharattya Janata Party- BJP) lên cầm quyền ở Ấn Độ với chủ trương đặt lợi ích kinh tế, an ninh của Ấn Độ lên hàng đầu và đề cao tinh thần tự lực tự cường. Mỹ đã có những động thái ngoại giao thân thiện hơn trước như: ngay khi Thủ tướng Vajpayee lên cầm quyền, Tổng thống B.Clintơn đã cử đặc phái viên của mình là B.Richatson đến Ấn Độ để chuẩn bị cho chuyến đi thăm của mình vào tháng 9/1998. Tuy

nhiên, bất chấp những cử chỉ thân thiện của Mỹ, Thủ tướng Vajpayee đã cho tiến hành 5 vụ thử hạt nhân tại sa mạc Pokhran ở vùng Tây- Bắc Ấn Độ từ ngày 11- 13/5/1998.

Ngay trong ngày 13/5/1998, Tổng thống Mỹ đã kí sắc lệnh trừng phạt Ấn Độ, các biện pháp trừng phạt ba gồm: chấm dứt các khoản viện trợ, cho vay nhân đạo cũng như bảo đảm về tín dụng. Huỷ bỏ các cuộc tập trận chung giữa hai nước. Mỹ cho rằng các biện pháp trừng phạt cuả Mỹ sẽ làm cho Ấn Độ thiệt hại. Ngay sau các vụ thử hạt nhân này, Thủ tướng Vajpayee đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ và các nguyên thủ quốc gia để giải thích nguyên nhân của các vụ thử hạt nhân, đó là những lo ngại về mặt an ninh của Ấn Độ khi hai nước láng giềng ở phía Bắc của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakixtan đã có trong tay loại vũ khí này. Đồng thời sau khi thử hạt nhân một tháng, Ấn Độ đã cử Phó Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch Ấn Độ Jaswant Singh tới Mỹ để giải thích chính sách hạt nhân của Ấn Độ. Chuyến đi này đã thành công vì ông đã làm tan được sự băng giá trong mối quan hệ giữa hai nước từ tháng 5/1998. Cuối cùng, sau hai tháng áp dụng lệnh trừng phạt đối với Ấn Độ, ngày 9/7/1998, Thượng nghị viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ. Hạ viện Mỹ cũng nhất trí khôi phục các khoản tín dụng xuất khẩu nông phẩm qua Ấn Độ. Hơn nữa, Mỹ cũng từ bỏ yêu cầu Ấn Độ và Pakixtan chấm dứt việc thử và sản xuất tên lửa đạn đạo. Như vậy, vấn đề gay cấn nhất giữa hai nước là phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ phải nhượng bộ một phần nào trước quyết tâm của Ấn Độ.

Thái độ thân thiện của Mỹ còn thể hiện qua việc bãi bỏ một phần lệnh cấm vận đối với Ấn Độ vào tháng 10/1999 của Tổng thống B.Clintơn và đạt đến đỉnh cao khi Tổng thống Mỹ sang thăm Ấn Độ vào tháng 3/2000. Có thể nói rằng chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống B.Clintơn là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ qua Ấn Độ suốt 23 năm. Trong các cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận về vấn đề phương hướng tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương và một số vấn đề của khu vực và thế giới. Về quan hệ song

đánh giá cao thành tựu và tiềm năng to lớn về kinh tế của Ấn Độ cũng như vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ. Mỹ mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài, thoả thuận cơ chế gặp gỡ cấp cao hàng năm, lập các diễn đàn cấp cao về tài chính, các nhóm công tác chung về khoa học công nghệ, thương mại, năng lượng sạch… để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương. Về các vấn đề

khu vực và Casơmia, hai bên nhất trí là các vấn đề ở Nam Á phải do các nước

trong khu vực giải quyết. Mỹ mong muốn Ấn Độ và Pakixtan nối lại đối thoại để giảm căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước và khẳng định cần phải tôn trọng vấn đề đường kiểm soát ở Casơmia. Với Pakixtan, Ấn Độ mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác nhưng đòi Pakixtan phải chấm dứt hoạt động ủng hộ các lực lượng Hồi giáo khủng bố ở Casơmia.Về vấn đề hạt nhân, Mỹ thừa nhận những quan tâm thực sự về an ninh của Ấn Độ nhưng

Mỹ cũng bày tỏ mong muốn Ấn Độ ngừng chương trình hạt nhân và sớm kí vào bản Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (TBT). Đáp lại, phía Ấn Độ cam kết không thực hiện thêm một thử vụ hạt nhân nào, không sử dụng vũ khí hạt nhân trước và sẽ kí vào CTBT khi có sự nhất trí trong nước. Ấn Độ tuyên bố duy trì hạt nhân ở mức tối thiểu để bảo vệ an ninh quốc gia.

Cuối cùng hai bên đã đưa ra bản tuyên bố chung mang tên “Tuyên bố

Tầm nhìn cho thế kỉ 21” với ba vấn đề chính: an ninh và cấm phổ biến vũ khí

hạt nhân, phổ biến dân chủ toàn cầu và hợp tác kinh tế. So với bản tuyên bố mà Tổng thống B.Clintơn đã kí với Thủ tướng N.Rao năm 1994 thì bản tuyên bố này thể hiện một bước tiến dài. Chẳng hạn, trong vấn đề hạn chế vũ khí hạt

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của ấn độ từ 1991 đến 2008 (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w