Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với một số quốc gia, khu vực khác (1991 2008).

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của ấn độ từ 1991 đến 2008 (Trang 67 - 82)

khu vực khác (1991- 2008).

* Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Pakixtan.

Quan hệ Ấn Độ- Pakixtan vẫn luôn luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng chi phối các mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước ở khu vực Nam Á với nhau. Mặc dù đứng trước những cơ hội và thách thức của tình hình mới, cả Ấn Độ và Pakixtan đều có nhu cầu hoà bình và ổn định để phát triển, nhưng do tình hình phức tạp đặc biệt của mối quan hệ giữa hai nước cho nên cơ hội hết sức thuận lợi này đã không được khai thác, tận dụng một cách triệt để. Nguyên nhân gây nên tình trạng phức tạp đặc biệt này là sự tranh chấp vùng Casơmia - một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng mà cả Ấn Độ và Pakixtan đều kiên quyết không từ bỏ chủ quyền của mình ở đó.

Từ đầu thập kỉ 90, cùng với cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng Nam Á, Ấn Độ cũng có những bước đi nhằm tạo ra những bước chuyển biến mới trong quan hệ giữa hai nước nhưng kết quả thu được vẫn không đáng kể. Ngoài nguyên nhân là cả hai nước đều có thái độ kiên quyết trong vấn đề chủ quyền ở Casơmia thì có một nguyên nhân quan trọng khác là sự thiếu thiện chí ở Pakixtan.

Trước thực trạng vai trò, vị trí chiến lược của Pakixtan đối với Mỹ giảm sút so với thời kỳ chiến tranh lạnh do việc Mỹ không cần sử dụng Pakixtan để chống Liên Xô và kiềm chế Ấn Độ nữa, Pakixtan đã hết sức lo ngại. Sự lo ngại này còn tăng thêm khi Ấn Độ đang ngày càng nổi lên như một cường quốc ở khu vực, một thị trường lớn tiềm năng mà Mỹ và cường quốc không thể bỏ qua. Vì vậy, một mặt Pakixtan tăng cường quan hệ đồng minh với Trung Quốc, tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc; mặt khác, tích cực phát huy vai trò của mình trong thế giới Hồi giáo, kể cả các

nước Trung Á. Đối với Mỹ, Pakixtan cố gắng cải thiện quan hệ, thuyết phục Mỹ nới lỏng Điều luật Fressler để nối lại viện trợ. Mặc dù ý thức được ý đồ của Pakixtan qua những hoạt động ráo riết từ đầu thập kỉ 90, nhưng trước bối cảnh mới của tình hình quốc tế và xu thế hoà dịu thay cho xu thế đối đầu, Ấn Độ đã có những bước đi tích cực để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Ấn Độ muốn bình thường hoá quan hệ với Pakixtan theo cách thức đã làm với Trung Quốc, nghĩa là hai bên tạm gác những bất đồng và tranh chấp để mở rộng hợp tác kinh tế. Tuy nhiên kết quả thu được không đáng là bao do sự phức tạp của vấn đề Casơmia và thái độ thiếu thiện chí của Pakixtan.

Ngay sau khi lên cầm quyền được vài tháng, Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Natwa Sharrif tại Harae - nơi hai vị Thủ tướng tham dự cuộc họp thượng đỉnh của Phong trào Không liên kết vào ngày 17/10/1991. Cuộc gặp gỡ này đã được chính Thủ tướng N.Rao đánh giá là “rất tốt, rất thân thiện” [15; 148]. Ngoài cuộc gặp trên, Thủ tướng N.Rao còn có hai cuộc gặp gỡ nữa với người đồng nhiệm Pakixtan để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước (cuộc họp thứ nhất tại Hội nghị thượng đỉnh của SAARC tại Côlômbô- Xrilanka và cuộc gặp thứ hai là tại Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức ở Davos). Các cuộc gặp này được đánh giá là những dấu hiệu khả quan, bởi lẽ cả hai vị Thủ tướng đã nhắc lại ý định tìm kiếm một giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng thông qua đối thoại, trên cơ sở thảo luận toàn bộ những vấn đề của các mối quan hệ giữa hai nước, tình hình khu vực cũng như bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, do mối quan hệ của hai nước là cực kì phức tạp cho nên diễn biến của nó không phải lúc nào cũng thuận chiều và phụ thuộc vào ý muốn của các nhà lãnh đạo. Ngay khi hai vị Thủ tướng có những lời tuyên bố tốt đẹp ở Hội nghị Davos thì Mặt trận giải phóng Jammu và Casơmia dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Hồi giáo Amunallah đã tuyên bố ý định vượt qua đường kiểm soát hiện tại (LOC) giữa Pakixtan và Ấn Độ. Thủ tướng Natwar Sharrif bị đặt vào tình thế không thể làm khác đã kêu gọi một cuộc biểu dương lực lượng trong toàn quốc để thể hiện sự đoàn kết với nhân dân Casơmia. Còn Ấn

Độ thì buộc phải đáp lại bằng cách gặp đại sứ các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và thúc giục các nước thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu Pakixtan dừng kế hoạch tiến công của họ lại. Mối quan hệ của hai nước một lần nữa lại bước vào trạng thái căng thẳng. Mặc dù vào tháng 2/1992, hai nước đã có vòng đàm phán thứ sáu để giải quyết vấn đề Casơmia và tháng 9/1992 tại Hội nghị thượng đỉnh của Phong trào Không liên kết tổ chức tại Giacacta, Thủ tướng N.Rao đã có cuộc gặp với Thủ tướng Natwar Sharriff nhưng tình trạng căng thẳng này vẫn không giải quyết được.

Tháng 12/1992, những tín đồ Hồi giáo quá khích đã phá huỷ thánh đường Hồi giáo ở thị trấn Ayodhya - Ấn Độ khiến cho quan hệ giữa hai nước hoàn toàn bị đóng băng. Trong suốt giai đoạn từ cuối năm 1994 đến cuối năm 1995, Pakixtan đã kiên quyết từ chối bất kỳ một cuộc đối thoại nào với Ấn Độ trừ khi vấn đề Casơmia được giải quyết theo yêu cầu của Pakixtan. Vì vậy, mặc dù có thiện chí thương lượng nhưng Ấn Độ không thu được kết quả như mong muốn. Lập trường của Ấn Độ với Casơmia được thể hiện qua lời phát biểu của Thủ tướng N.Rao trước các nhà hoạch định chính sách và trí thức Pháp tại Pari ngày 30/9/1992: “Ấn Độ không bao giờ chấp nhận học thuyết tôn giáo là cơ sở để phân chia nhà nước, dân tộc. Sự tách ra của Casơmia là không thể thương lượng được và nó là một bộ phận gắn liền với nước Ấn Độ thống nhất” [15; 151].

Đến năm 1997, một cơ hội mới xuất hiện nhằm cải thiện quan hệ giữa hai nước, đó là Liên minh Hồi giáo thắng áp đảo trong tổng tuyển cử ở Pakixtan và Natwar Sharrif - người có quan điểm mềm dẻo trong quan hệ với Ấn Độ trở lại làm Thủ tướng. Ngay sau sự kiện đó, Hiến pháp Pakixtan được tiến hành sửa đổi, quyền lực của Tổng thống và quân đội phần nào bị hạn chế, xu hướng dân chủ dần dần được khôi phục ở Pakixtan. Những thiện chí của Ấn Độ nhằm cải thiện mối quan hệ với hai nước có chiều hướng nồng ấm trở lại.

Ngày 7/4/1997, Tổng thống Pakixtan F.A.Leghari kêu gọi bình thường hoá quan hệ với Ấn Độ, cùng hợp tác để chống nghèo đói. Còn Thủ tướng

Pakixtan, ông Natwar Sharrif cũng tuyên bố rằng Pakixtan muốn bình thường hoá quan hệ với Ấn Độ và nói thêm rằng cuộc tranh chấp vùng Casơmia giữa hai nước phải tuân theo những nguyên tắc được quốc tế công nhận. Có thể nói rằng, mặc dù vẫn giữ quan điểm về vấn đề Casơmia nhưng thái độ của Pakixtan đối với Ấn Độ đã mềm mỏng hơn, thiện chí hơn.

Tuy nhiên từ đầu năm 1998, Đảng Nhân dân Ấn Độ Hinđu (BJP) lên cầm quyền ở Ấn Độ, với những tuyên bố cứng rắn về Casơmia và chương trình vũ khí hạt nhân đã làm cho quan hệ hai nước lại trở nên căng thẳng sau một năm lắng dịu. Sự căng thẳng đã lên tới mức tột độ với những cuộc thử hạt nhân của cả hai phía trong tháng 4 và đặc biệt là tháng 5/1998. Pakixtan cho rằng việc Ấn Độ ra tuyên bố về thực hiện khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân là sự đe doạ hoà bình và ổn định ở Nam Á. Vì vậy cả Ấn Độ và Pakixtan đều đã bị các nước lớn và nhiều nước trên thế giới phê phán và phải chịu sự trừng phạt về kinh tế.

Vượt qua những sự kiện có tác động tiêu cực đến quan hệ hai nước trong khoảng thời gian cuối năm 1998 đầu năm 1999 (việc Pakixtan muốn Mỹ đứng vai trò trung gian trong vấn đề Casơmiavà Ấn Độ kí với Nga Hiệp ước về hợp tác quân sự và kỹ thuật). Ấn Độ đã chứng tỏ thiện chí đặc biệt của mình trong việc cải thiện mối quan hệ với Pakixtan bằng việc Thủ tướng Vajpayee đã bày tỏ tất cả thiện chí và nỗ lực của Ấn Độ trên tinh thần gác bỏ quá khứ, hướng tới tương lai, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước để cùng nhau phát triển kinh tế. Vì vậy, chuyến đi này đã được dư luận của cả hai bên cũng như dư luận thế giới đánh giá cao.

Đầu tháng 5/1999, Ấn Độ đã phát hiện thấy những toán binh lính Pakixtan xâm nhập trái phép vùng núi Kargil, một vị trí chiến lược quan trọng có thể khống chế vùng Bắc Casơmia và làm chủ tuyến giao thông huyết mạch Srinaga- Leh của Ấn Độ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã huy động một lực lượng rất lớn để truy quét số phiến quân nói trên. Ngày 30/5, xung đột tại Casơmia diễn ra quyết liệt. Ngày 31/5/1999, Ấn Độ cũng đã chấp nhận lời đề nghị của Pakixtan để Ngoại trưởng S.Aziz đến Niu Đêli gặp Ngoại trưởng Ấn Độ

J.Singh. Tuy nhiên, Ấn Độ đã bác bỏ lời đề nghị của Tổng thư kí Liên Hợp Quốc K.Anan cử một phái viên đến Niu Đêli và Islamabab để tháo ngòi nổ cho xung đột. Ấn Độ kiên quyết giữ vững quan điểm từ trước tới nay của mình là vấn đề Casơmia chỉ có thể giải quyết bằng song phương mà không có sự can dự của bên thứ ba cũng như quốc tế. Ngày 20/7, Ngoại trưởng Ấn Độ J.Singh còn tuyên bố Ấn Độ sẵn sàng tiếp tục đàm phán thiện chí lịch sử giữa hai nước tại Lahore hồi tháng 2/1999, nhưng nhịp độ cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc vào Pakixtan và yêu cầu Pakixtan ngừng hỗ trợ cho các phong trào Hồi giáo li khai ở bang Jammu và Casơmia.

Cuộc đảo chính của phe quân sự ở Pakixtan do tướng Muharaff cầm đầu vào tháng 10/1999 đã làm gián đoạn việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Như vậy, cho đến tháng 9/2001 mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan vẫn không có gì tiến triển so với khoảng thời gian trước đó.

Sau sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan vẫn tiếp tục căng thẳng, có lúc lên đến đỉnh điểm dẫn đến nguy cơ có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lớn giữa hai nước.

Đầu năm 2002, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa lo ngại chiến tranh xảy ra giữa hai nước có vũ khí hạt nhân này. Cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai nước lần này không bắt đầu từ Casơmia mà từ vụ đánh bom toà nhà Quốc hội Ấn Độ của một nhóm khủng bố theo đạo Hồi. Niu Đêli lập tức lên án Islamabab, Niu Đêli cho rằng Pakixtan đứng đằng sau sự việc này dù không có đầy đủ bằng chứng. Sau sự kiện 13/12/2001, tại khu vực Casơmia và các vùng lân cận liên tiếp diễn ra các cuộc khủng bố, đánh bom đẫm máu của các phần tử Hồi giáo quá khích tại các vùng do Ấn Độ kiểm soát. Đặc biệt ngày 14/5/2002 chúng đã tấn công một khu gia đình quân đội Ấn Độ làm 22 quân nhân cùng 12 thân nhân của họ bị thiệt mạng.

Ngày 22/5/2002, sau phát biểu trước các binh sĩ Ấn Độ tại khu vực biên giới Pakixtan, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee tuyên bố: “đã đến lúc cần tiến

hành trận quyết định để chấm dứt các vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo”. Trong bức thư gửi Tổng thống các nước lớn như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Thủ

tướng Ấn Độ nhấn mạnh rằng sự chịu đựng của Ấn Độ đã tới giới hạn cuốicùng và yêu cầu cộng đồng quốc tế ép buộc Pakixtan chấm dứt ngay các hoạt động khủng bố qua biên giới, đồng thời tuyên bố Ấn Độ sẵn sàng cho một cuộc chiến. Từ tháng 4 đến tháng 6/2002, hai bên đã điều động hơn 1 triệu quân tới khu vực biên giới hai nước, trong đó gần nửa triệu đang đối mặt ở tuyến kiểm soát phân chia Casơmia.

Trước tình hình trên, đầu tháng 6/2002, Liên Hợp Quốc cùng Chính phủ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật Bản… đã khuyến cáo nhân viên và công dân của họ hãy nhanh chóng rời khỏi Ấn Độ và Pakixtan để tránh nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra. Tiếp đó, do nỗ lực hoà giải và sức ép của cộng đồng quốc tế, đến trung tuần tháng 6/2002, mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã tạm thời lắng dịu, nguy cơ chiến tranh được tạm thời đẩy lùi.

Sau tháng 9/2003, tình hình ở Casơmia đã giảm căng thẳng hơn do những nỗ lực ngoại giao của hai nước. Phương án tối ưu để giải quyết vấn đề Casơmia chỉ có thể thực hiện được nếu cả Ấn Độ và Pakixtan đêu tôn trọng, nhân nhượng lẫn nhau, thông qua đàm phán, chấp nhận hiện trạng, tạo bầu không khí hoà bình, ổn định giữa hai nước nhằm tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, không để xung đột kéo dài.

Sau một thời gian chiến tranh và xung đột, kể từ đầu năm 2004 quan hệ Ấn Độ - Pakixtan có những dấu hiệu tích cực thể hiện bước đầu tiến trình hoà giải giữa hai nước. Triển vọng mới trong quan hệ Ấn Độ- Pakixtan được bắt đầu từ bên lề kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 59, Tổng thống Musharraf lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ với tân Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Bầu không khí hữu nghị của cuộc gặp khiến dư luận hy vọng hai địch thủ hạt nhân có thể giải quyết bất đồng nhằm củng cố hoà bình tại Nam Á.

Ngày 17/11/2004, khi thăm thành phố Srinaga, thủ phủ Mùa hè của bang Casơmia, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh đã khẳng định Chính phủ Ấn Độ sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với bất kì nhân vật và phe nhóm nào. Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt thời kỳ thù địch Ấn Độ - Pakixtan, ngày 8/8/2005

hai bên đã nhất trí 7 biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng quân sự, trong đó có lệnh cấm xây dựng các vị trí đóng quân mới dọc theo biên giới giữa hai nước tại khu vực Casơmia. Ngoài ra, Ấn Độ- Pakixtan sẽ nâng cấp đường dây nóng quân sự hiện có và hàng tháng tiến hành các cuộc họp nghi lễ giữa các sĩ quan cấp cao dọc theo biên giới.

Như vậy, kể từ đầu năm 2004 đến hiện nay, quan hệ giữa Ấn Độ- Pakixtan đã ngày càng được thắt chặt. Bức tranh về sự hợp tác, về các biện pháp xây dựng lòng tin đã được ngày càng được hoàn thiện hơn về đường nét và màu sắc. Có thể nói qua một loạt các chuyến viếng thăm, các cuộc gặp gỡ, đàm phán của các nhà lãnh đạo hai nước, chúng ta có thể coi đây là một “điềm lành”, một sự khởi đầu “thuận buồm xuôi gió” của quan hệ Ấn Độ- Pakixtan đã có rất nhiều dấu hiệu “tan băng” dẫn tới bầu không khí trong quan hệ hai nước ngày càng “ấm dần lên”. Theo đó, vấn đề Casơmia ngày càng được xem xét, tháo gỡ một cách thuận lợi cùng với thiện chí của hai nước.

* Chính sách hướng Đông của Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á.

Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một bước ngoặt cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, cũng như việc triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở khu vực Đông Nam Á, sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, khu vực Đông Nam Á đã được sống trong không khí hoà bình, ổn định, xu thế hợp tác ngày càng tăng. Từ đầu thập kỉ 90 Ấn Độ đã chủ động mở một chiến

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của ấn độ từ 1991 đến 2008 (Trang 67 - 82)