(1991- 2008)
Trong mối quan hệ với các nước lớn thời hậu kì chiến tranh lạnh, nếu như đối với Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ đã có những điều chỉnh đáng kể trong
chính sách đối ngoại thì đối với Cộng hoà Liên bang Nga, chính sách đối ngoại của Ấn Độ về cơ bản là không có gì thay đổi. Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp như thời Liên Xô cũ. Chỉ có điều là, nếu như mối quan hệ của hai nước trước đây chủ yếu dựa trên sự gần gũi về quan điểm chính trị nên nhiều lúc đã bỏ qua những quy luật của cơ chế thị trường thì đến nay mối quan hệ này đã được cả hai bên tính toán lại. Ấn Độ đã có những điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Từ những thực tiễn của tình hình lúc đó, kết hợp với kinh nghiệm lịch sử trong mối quan hệ với Liên Xô cũ trước đây, Ấn Độ đã nhận thức được rằng trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, Ấn Độ không thể chỉ dựa vào một quốc gia riêng biệt nào dù đó là một siêu cường. Vì vậy, Ấn Độ cũng không thể thay thế mối quan hệ với Liên Xô bằng mối quan hệ mới với Mỹ. Ấn Độ cần phải thực hiện một chính sách ngoại giao tích cực, năng động và đa phương hoá để khắc hoạ hình ảnh của mình với tư cách là một cường quốc ở khu vực. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với Nga, Ấn Độ sẽ thể hiện tính chất năng động hơn, ít bị phụ thuộc hơn. Ấn Độ sẽ ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó truyền thống với Liên bang Nga vì đây là nước kế tục Liên Xô cũ, có quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, có đầy đủ khả năng trở thành một quốc gia hùng mạnh ở châu Âu nhưng vẫn có lợi ích ở châu Á.
Trong thời kỳ 1991- 1992 là thời kỳ thấp nhất trong quan hệ giữa hai nước, cả Ấn và Nga trong những năm đầu tiên này đều cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây nhằm nhận được sự giúp đỡ về mặt tài chính và kỹ thuật. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến sự lạnh lẽo trong quan hệ giữa hai nước chủ yếu là từ phía Nga. Nước Nga với biết bao sự bận rộn, ngổn ngang về những vấn đề nội bộ và với ảo tưởng dựa vào phương Tây về các mặt đến chấn hưng nền kinh tế và xây dựng, giải quyết các mối quan hệ khác đã lãng quên người bạn đồng minh chiến lược trước đây của mình là Ấn Độ.
Về phía Ấn Độ, để khắc phục những khó khăn, Ấn Độ đã quyết định viện trợ và kí nhiều hiệp định hợp tác với các nước Cộng hoà vừa tách khỏi Liên Xô, duy trì các quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và
quốc phòng đã có truyền thống trên cơ sở đổi mới phương thức quan hệ trong mọi lĩnh vực. Đồng thời, Ấn Độ vẫn thực hiện chính sách tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống trước đây, đón tiếp và cử nhiều đoàn cấp cao thăm Nga. Liên bang Nga khẳng định không thay đổi mối quan hệ, chấp thuận kéo dài Hiệp ước Hoà bình, Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước thêm 20 năm nữa. Mặc dù vậy, do thái độ thiếu mặn mà của Nga nên mặc dù Ấn Độ rất cố gắng song mối quan hệ Ấn - Nga giai đoạn này xuống thấp chưa từng thấy.
Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga B.Yelsin thăm từ ngày 27- 29/11/1993 đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Ấn Độ N.Rao đã gọi đây là “mốc quan trọng trong quan hệ Ấn Độ và
Nga”. Nga và Ấn Độ đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng góp phần
khai thông sự bế tắc, trì trệ trong mối quan hệ trước đó giữa hai nước. Kết quả, hai bên đã kí được Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác kéo dài 20 năm thay cho Hiệp ước năm 1971. Hiệp ước mới đã bỏ điều khoản về an ninh chiến lược nhưng Yelsin tuyên bố rằng việc bỏ điều khoản này không cản trở việc hai nước hợp tác trong lĩnh vực chính trị và quân sự, bằng chứng là Nga vẫn hợp tác và cung cấp thiết bị quốc phòng cho Ấn Độ. Hiệp ước cũng nhấn mạnh đến việc “đổi mới và tăng cường quan hệ truyền thống giữa hai nước cho phù
hợp với tình hình hiện nay và không nhằm chóng bất kỳ một nước thứ ba nào”. Ngoài hiệp ước này, Ấn Độ còn kí được với Nga 10 hiệp định khác,
trong đó quan trọng nhất là Hiệp định thanh toán nợ, xác định tỷ giá giữa đồng rúp và đồng rupi và Hiệp định hợp tác quân sự.
Để củng cố mối quan hệ vừa được khai thông giữa hai nước, tháng 6/1994, Thủ tướng Ấn Độ N.Rao thăm Nga và cuối năm đó Thủ tướng Nga thăm Ấn Độ. Kết thúc mỗi chuyến đi đều có thêm các hiệp định mới được kí kết nhằm thực hiện các cam kết về chính trị và quốc phòng.
Những nỗ lực hai bên đã đi đến kết quả: về kinh tế, kim ngạch hai nước dần tăng lên: năm 1993 - 1994 lên 1,5 tỷ USD, năm 1994- 1995 gần 2 tỷ USD. Con số này đứng vững trong vài năm, tuy không đạt bằng thời kì đỉnh cao 1991(5,5 tỷ USD), nhưng dù sao cũng là một bước tiến. Bên cạnh kinh tế,
các lĩnh vực hợp tác khác cũng được khôi phục do Nga đảm bảo với Ấn Độ sẽ thực hiện các cam kết, hợp đồng đã kí với Ấn Độ trước năm 1990, đó là các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường, hàng không, du lịch và đặc biệt là quốc phòng. Ấn Độ đã kí nhiều hợp đồng với Nga về nhập khẩu máy bay, tàu ngầm hiện đại, cải tạo máy bay MIG 21 và chuyển giao công nghệ quốc phòng từ Nga.
Tháng 1/1996, E.Primakov trở thành Ngoại trưởng Nga. Trong tuyên bố nhậm chức của mình ông khẳng định lập trường của Nga: luôn coi trọng Ấn Độ là một “đối tác chiến lược”. Chỉ 3 tháng sau, trong hai ngày 30 và 31/3/1996, E.Primakov đến thăm Ấn Độ. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga từ khi Liên Xô sụp đổ. Trong chuyến đi này, ngoài việc khẳng định lại mối quan hệ giữa hai nước, Nga còn muốn thăm dò xem liệu chính sách đối nội và đối ngoại của Ấn Độ có thay đổi hay không khi Chính phủ mới lên cầm quyền ở Ấn Độ, để hoạch định chính sách của Nga, bởi vì đây là thời điểm Ấn Độ đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc bầu cử hạ viện vào tháng 5/1996.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Primakov diễn ra trước chuyến thăm của Tổng thống Yelsin đến Trung Quốc ba tuần, thể hiện chiến lược của Nga củng cố quan hệ với các bạn bè truyền thống ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyến thăm Ấn Độ tháng 3/1996 của Ngoại trưởng Nga gây ấn tượng mạnh mẽ về sự phát triển tích cực trong quan hệ hai nước Ấn- Nga và có ý kiến cho rằng còn cao hơn thời Liên Xô trước đây.
Ngày 22/10/1996 Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga và Ấn Độ đã kí Hiệp định “tăng cường quan hệ chiến lược quân sự giữa hai nước”. Hiệp định quy định quân đội hai nước sẽ tiến hành tập trận chung (đó là điều trước đây mà Ấn Độ chưa từng làm với Liên Xô), trao đổi tin tức quân sự. Nga sẽ cử các nhóm chuyên gia quân sự sang sửa chữa những thiết bị, vũ khí do Nga sản xuất. Trong bối cảnh tình hình có nhiều biến động, chủ nghĩa Hồi giáo chính thống đang hoành hành, hai bên bày tỏ sự quan tâm đối với tình hình này và đây cũng là một trong những nhân tố khiến Nga và Ấn Độ kí Hiệp định tăng
cường hợp tác quân sự. Có thể nói, chuyến đi thăm của của Bộ trưởng Quốc phòng Nga tới Ấn Độ chứng tỏ: sau 5 năm gián đoạn, quan hệ quân sự Ấn- Nga đã được khôi phục. Từ giữa tháng 11/1996 Ấn Độ quyết định mua 40 máy bay chiến đấu SU.30 của Nga trị giá 1,8 tỷ USD. Đây là loại máy bay Ấn Độ chọn cho không quân của mình trong thập kỉ tới.
Chính sách đối ngoại nhất quán của Ấn Độ đối với Nga sau nhiệm kỳ của Thủ tướng N.Rao đã được Ngoại trưởng Gujral thời kỳ Mặt trận Thống nhất cầm quyền khẳng định trong bài phát biểu nhan đề “Học thuyết cơ bản
của chính sách đối ngoại của Ấn Độ” tại Niu Đêli ngày 18/1/1997: “Với nước Nga, mối quan hệ của chúng ta được đặc trưng bởi sự nhất quán, tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Những khó khăn của giai đoạn chuyển tiếp đã có ảnh hưởng tới mối quan hệ của chúng ta với nước Nga vào thời kỳ bắt đầu của kỷ nguyên chiến tranh lạnh, đã bị đẩy lùi về phía sau. Cả hai nước đã nhận ra khía cạnh mang tính chiến lược của mối quan hệ mà hiện nay nó đang được phát triển theo chiều hướng đa dạng và năng động” [15; 125]. Vì vậy, dù chỉ
có hơn một năm, dưới thời kỳ cầm quyền của Mặt trận thống nhất, quan hệ Ấn- Nga vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực.
Ngày 25/3/1997, tại Cremli, Tổng thống Nga Yelsin đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ Deve Gowda chính thức thăm Nga. Trong lời chào mừng vị khách Ấn Độ, Tổng thống Nga bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Ông còn nhấn mạnh Ấn Độ là “nhân tố ổn định và trụ cột ở châu Á”. Tiếp đó, ngày 24/11/1997, đoàn đại biểu Quốc hội Nga do ông G.Xêlêdơniôp, Chủ tịch Đuma dẫn đầu tới thăm Ấn Độ. Ông đã thảo luận với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ P.A.Sacma về quan hệ Nga- Ấn và sự hợp tác song phương. Đồng thời cả Ấn Độ và Nga đang chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cấp cao Nga- Ấn, dự kiến vào ngày 19- 20/11/1998.
Đầu năm 1998, Đảng Dân Tộc Hinđu (BJP) lên cầm quyền ở Ấn Độ. Tháng 5/1998, khi Ấn Độ tiến hành các vụ thử hạt nhân, ngược lại phản ứng mạnh mẽ của nhều nước, phản ứng của Nga “rất nhẹ nhàng và gần như giữ
vừa qua. Đây không phải là thái độ “bất bình thường của Nga” mà là phản ánh sự đồng nhất trong xu hướng đối ngoại của Nga dưới thờì Ngoại trưởng Primakov. Trong chiến lược của Nga, Ấn Độ là một trong những trung tâm quyền lực có thể trở thành một cực trong thế giới đa cực. Theo quan điểm đó, các vụ thử hạt nhân được nhìn nhận như là dấu hiệu chứng tỏ Ấn Độ đang tự khẳng định vị trí cường quốc của mình. Vì vậy, Nga không những khước từ đề nghị của Mỹ cùng tham gia trừng phạt Ấn Độ, mà còn tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong mọi lĩnh vực.
Tháng 12/1998. E.Primakov trở thành Thủ tướng Nga. Trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 20- 22/12, ông kêu gọi thành lập một “tam giác chiến lược” với Ấn Độ và Trung Quốc. Cơ sở của đề nghị này là do sự lo ngại chung về việc tăng cường ảnh hưởng của Mỹ, thực tế là giữa tháng 12/1998 ba nước Nga - Ấn - Trung đã lên án các cuộc không kích của Mỹ chống Iran. Mục tiêu của Ấn Độ là hiện đại hoá nền kinh tế, công nghệ và xã hội với tốc độ nhanh nhất, do đó mọi chiến lược này rõ ràng không có chỗ cho liên minh chống Mỹ hay Trung Quốc nhằm tạo ra thay đổi cách mạng trong trật tự thế giới mới. Mặt khác, hiện tại không liên kết vẫn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Quan điểm đó cho thấy định hướng đối ngoại của Ấn Độ phải dựa trên nền tảng: tăng cường hợp tác với tất cả các cường quốc lớn mà không bị lôi kéo vào liên minh với ai, vai trò của Ấn Độ tuỳ thuộc vào sức mạnh kinh tế trong nước chứ không phải vào liên minh chính trị với một nước nào.
Với những lí do trên, Ấn Độ đã không trực tiếp tham gia vào gợi ý của Thủ tướng Nga E.Primakov, nhưng với 7 hiệp định đã kí giữa Ấn - Nga trong cuộc đi thăm của ông lần này đến Ấn Độ đã khẳng định sự phục hồi quan trọng trong quan hệ Nga - Ấn. Những hiệp định này chứng tỏ Nga và Ấn Độ đã chia sẻ mối quan tâm và lợi ích chung, ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế.
Sau khi Tổng thống V.Putin lên nắm quyền, quan hệ Nga- Ấn lại càng phát triển liên tục, năng động, dựa trên lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau. Tổng
thống Nga V.Putin thực sự quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Ấn Độ. Trong chuyến đi thăm Ấn Độ của Tổng thống Putin vào tháng 10/2000, hai bên đã kí vào Tuyên bố về đối tác chiến lược và 10 hiệp định bao gồm nhiều mặt trong quan hệ song phương. Tuyên bố về đối tác chiến lược được kí bởi Tổng thống Putin và Thủ tướng Atal Behari Vajpayee một lần nữa xác định lại quan hệ Ấn- Nga trong thập kỉ tiếp theo, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường các quan hệ song phương hai nước tiếp nối các hiệp ước năm 1971 và 1993. Nó mở ra một kỉ nguyên mới về quan hệ đối tác chiến lược Nga- Ấn, hỗ trợ cho cả hai nước trong bối cảnh quốc tế mới không ngừng thay đổi.
Về phía Ấn Độ, Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee tới Nga vào tháng 11/2003. Tại đây hai nhà lãnh đạo kí Tuyên bố chung về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, về những thách thức toàn cầu và nguy cơ mới đối với an ninh quốc tế và tham dự kí kết về một số thoả thuận buôn bán và hợp tác. Tuyên bố nêu rõ: “không nước nào hoặc nhóm nào được phép tự
dành cho mình độc quyền kiểm soát số phận của thề giới không qua sự can thiệp “nhân đạo” hay các hình thức can thiệp khác” [21; 58]. Tuyên bố này
thể hiện chính sách đối ngoại lâu dài của Nga nhằm tạo ra “một thế giới đa cực”. Ấn Độ ủng hộ quan điểm này của Nga.
Như vậy, nếu trước kia trong trật tự hai cực Ianta, Ấn Độ đã nghiêng hẳn về phương Đông, đối lập với phương Tây thì hiện nay Ấn Độ đã khéo léo hơn trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của mình. Ấn Độ thực hiện cân bằng với các nước lớn. Bên cạnh những người bạn mới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… Ấn Độ vẫn muốn giữ lại bên mình một người bạn cũ đó là Nga. Quan hệ với Nga, Ấn Độ vẫn tiếp tục có lợi về nhiều mặt như quân sự, vũ khí, dầu mỏ.
Chuyến đi thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga vào tháng 12/2004 đã đánh dâu cuộc gặp cấp cao lần thứ năm giữa hai nước. Trong chuyến thăm này, Ấn Độ và Nga đã kí một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh tăng cường hợp tác giữa hai nước và hơn 10 văn kiện khác về hợp tác trên các lĩnh vực quan hệ song phương… Ngoài ra, phía Ấn Độ còn khẳng định Nga là một
thành viên chủ chốt và hoàn toàn tích cực trong cộng đồng quốc tế, là một nước có tiếng nói trọng lượng đối với tất cả các vấn đề toàn cầu. Ấn Độ cũng ủng hộ mạnh mẽ Nga gia nhập WTO; ngược lại, phía Nga một lần nữa khẳng định: Ấn Độ là một thành viên chủ yếu và có ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế. Nga tuyên bố và coi Ấn Độ là một ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Ấn Độ và Nga cũng cam kết phối hợp hành động để tiến tới mục tiêu một thế giới đa cực.
Từ ngày 22/5/2005, Tổng thống Ấn Độ A.Kalam sang thăm Nga, đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Ấn Độ đến Liên bang Nga. Tiếp đó, ngày 4/12/2005 Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm