Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ được xác định trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia, chính sách không liên kết và chủ nghĩa dân tộc. Quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn, các nước láng giềng trong khu vực Nam Á, các khu vực khác quan trọng đối với Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc việc xác định đường lối chính sách đối ngoại trong từng thời kì. Những nhân tố luôn được tính toán trong quá trình này là quan hệ của Ấn Độ với Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô trước kia nay là Liên bang Nga, Pakixtan, các nước Đông Nam Á…
* Quan hệ với Mỹ: Trong một thời gian dài, đặc biệt trong thời kì chiến
tranh lạnh, quan hệ Ấn- Mỹ giữ ở mức thấp. Đây có lẽ là một phần do hai nước đã không có sự hiểu biết lẫn nhau cần thiết: Mỹ cho rằng việc Ấn Độ theo đuổi chính sách Không liên kết như là một “tội ác”. Với việc Ấn Độ thân Liên Xô, Mỹ đã chọn giải pháp liên minh với Pakixtan, viện trợ kinh tế và quân sự cho nước này nhằm tìm cách kiềm chế và làm suy yếu Ấn Độ. Những viện trợ này đã giúp Pakixtan xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế- quốc phòng và phục vụ cho các mục tiêu chống Ấn Độ của họ. Kết quả quan hệ Ấn- Mỹ ngày càng xuống thấp.
Sau khi Ấn Độ và Pakixtan chính thức gia nhập câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân, vị trí của các nước này được tăng cường một bước. Bên cạnh đó, công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ cũng đạt được những thành công quan trọng trong gần một thập kỉ liên tiếp. Điều này tạo ra một nhận thức về sự trỗi dậy của Ấn Độ trong thế kỉ 21. Mỹ và các nước lớn buộc phải tính lại quan hệ của mình với hai cường quốc Nam Á này và có những điều chỉnh chiến lược thích hợp. Mỹ cho rằng đất nước Ấn Độ là nơi có nền dân chủ lớn nhất thế giới, là đối tác tiềm tàng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, là nước mạnh nhất về kinh tế và quân sự ở Nam Á… Mặt khác, Mỹ cũng lo ngại Nga và Trung Quốc tìm cách lôi kéo Ấn Độ vào những toan tính chống lại Mỹ. Đối với Ấn Độ, việc tranh thủ nguồn vốn, kĩ thuật cũng như vai trò to lớn của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB và các tổ chức
quốc tế khác, nhất là Liên Hợp Quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tiềm năng và vị thế quốc tế của nước này trong bối cảnh tình hình mới. Với triển vọng Mỹ sẽ duy trì được vị trí nước mạnh số một thế giới trong một vài thập kỉ tới, quan hệ Ấn- Mỹ chắc chắn sẽ còn được tăng cường và phát triển.
Năm 2000 và 2001, các nhà lãnh đạo hai nước liên tiếp thăm chính thức nhau: tháng 3/2000, Tổng thống B.Clintơn thăm Ấn Độ, tháng 9/2000 Thủ tướng Vajpayee thăm Mỹ. Sau sự kiện 11/9/2001 toạ ra một cơ hội hiếm có để Ấn Độ và Mỹ tăng cường quan hệ với nhau. Đổi lại việc Ấn Độ ủng hộ chiến lược chống khủng bố của mình, Mỹ đã tuyên bố bỏ cấm vận với nước này. Trong thời gian qua, quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước tiếp tục tăng nhanh, năm 1999 đạt 13 tỷ USD và đến năm 2008 đạt 20 tỷ USD. Qaun hệ Mỹ - Ấn sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều năm tới bởi nhu cầu tự thân của cả hai phía.
* Quan hệ với Liên bang Nga: Từ thực tế của Ấn Độ và Liên bang
Nga hiện nay cho thấy, cả hai nước đều đứng trước những nhu cầu to lớn và hội tụ các điều kiện để mở rộng và tăng cường hợp tác trong thời gian tới. Mặc dù trong lĩnh vực quan hệ kinh tế - thương mại giữa Ấn - Nga còn khá khiêm tốn. Song với tư cách là các nước lớn trên thế giới về mặt lãnh thổ và về dân số, trình độ phát triển kinh tế, Ấn Độ và Nga lại không chênh lệch lớn trong xu thế toàn cầu về việc phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn với mong muốn của cả hai phía cũng như thoả thuận hai nước đã đạt được, trong thời gian tới sự hợp tác kinh tế- thương mại giữa Ấn Độ và Nga chắc chắn sẽ chặt chẽ hơn. Trong lĩnh vực chính trị, quân sự, an ninh quan hệ hợp tác Ấn- Nga sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới. Hiện nay cả Nga và Ấn Độ đều đứng trước mối đe doạ của nạn khủng bố, chủ nghĩa ly khai. Sự hợp tác của hai nước trong lĩnh vực chống khủng bố không những giúp cho mỗi nước giải quyết những vấn đề của nước mình. Xét về lâu dài còn góp phần tạo lập khu vực Nam Á, Trung Á không gian láng giềng của cả Nga và Ấn Độ môi trường hoà bình, ổn định và phát triển.
Trong lĩnh vực quân sự, cả Ấn Độ và Nga đều đứng trước những cơ hội hợp tác mới. Đối với Ấn Độ, là một nước nằm ở khu vực còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định và có biên giới với hai nước có tiềm lực quân sự mạnh là Trung Quốc và Pakixtan, trong khi vấn đề tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakixtan chưa được giải quyết. Ấn Độ tất yếu sẽ tăng cường hiện đại hoá quân đội của mình và Liên bang Nga là nhà cung cấp hàng đầu được Ấn Độ lựa chọn. Đối với Nga, nhờ kế thừa những cơ sở công nghiệp quốc phòng hiện đại của Liên Xô, Nga hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá quân đội của Ấn Độ. Đặc biệt việc khối NATO đang mở rộng sang phía Đông, càng tiến gần hơn biên giới nước Nga, đe doạ trực tiếp tới nước Nga. Trước tình hình đó, Nga cần mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với các nước khác và Ấn Độ là nước có vị trí quan trọng trong việc xây dựng mô hình hợp tác phòng thủ mới. Do đó quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga trên lĩnh vực quân sự sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Có thể nói, cả Ấn Độ và Nga đang đứng trước những triển vọng to lớn về nhu cầu và khả năng phát triển quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, để thực hiện hoá nhu cầu và khả năng đó trong những năm tới đòi hỏi cả Nga và Ấn Độ phải có những nỗ lực lớn để vượt qua không ít những trở ngại. Là những nước lớn trên thế giới, quan hệ hợp tác Ấn- Nga ngoài những lợi ích trước mắt còn chịu tác động bởi những nhân tố khác, trong đó có các cặp quan hệ Nga- Mỹ, Nga- Trung và quan hệ giữa Ấn Độ- Mỹ, Trung Quốc… Từ những lợi ích mà hai nước sẽ thu được trong quá trình hợp tác, có thể dự đoán rằng quan hệ đối tác chiến lược Ấn- Nga sẽ có bước phát triển xa hơn trong thời gian tới. Sự xích lại gần hơn giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Nga sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tình hình khuc vực nói riêng và sự hình thành trật tự thế giới sau thời kì chiến tranh lạnh nói chung.
Trên con đường phát triển và hội nhập ngày nay, hợp tác và phát triển là yếu tố thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia, khu vực xích lại gần nhau hơn, nhất là khi Putin lên làm Tổng thống đã mở ra một cơ hội mới cho quan hệ Ấn - Nga dưòng như được hâm nóng lên và đạt được rất nhiều thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên dù đã có bước phát triển tốt đẹp nhưng trước sự cạnh tranh của các nước bên ngoài như Mỹ, Trung Quốc thì quan hệ Ấn- Nga cần phải nỗ lực hơn nữa để thắt chặt tình hữu nghị hai bên góp phần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngoài ra còn đem lại sự hoà bình, ổn định vì lợi ích chung của cả hai nước cũng như vì lợi ích toàn cầu.
* Quan hệ với Trung Quốc: Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong
nhiều thập kỉ qua luôn là mối quan hệ phức tạp và gắn liền với mối quan hệ của Ấn Độ với Pakixtan. Sau khi giành được độc lập, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã dành nhiều công sức để xây đắp một mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc. Lãnh đạo hai nước đã từng cùng nhau tuyên bố về năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình Panscheel nổi tiếng, từng cùng nhau tham gia Hội Nghị Bandung 1955 với mục tiêu xây dựng tình đoàn kết giữa các nước mới độc lập và đang phát triển. Tuy nhiên, tiếp sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, quan hệ hai nước nhanh chóng đóng băng. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc trở thành một mối đe doạ tiềm tàng và thường trực luôn phải đối phó. Trong các tính toán chiến lược của Ấn Độ, Trung Quốc bao giờ cũng là một nhân tố được tính tới đầu tiên.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trước những thay đổi nhanh chóng của cục diện thế giới và sức ép của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, hai nước đã có những bước đi tích cực nhằm bình thường hoá quan hệ, tạo dựng môi trường bên ngoài hoà bình, ổn định để phát triển. Tháng 6/1999, lần đầu tiên từ năm 1971, Ngoại trưởng Ấn Độ thăm chính thức Trung Quốc, thoả thuận tìm biện pháp giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và lập cơ chế đối thoại an ninh song phương. Hai bên cũng tuyên bố có nhận thức chung về sự cần thiết phải hạn chế “thống trị đơn cực và xây dựng một thế giới đa cực và cân bằng”.
Trung Quốc - Ấn Độ là hai nước láng giềng đang phát triển lớn nhất thế giới, tình hình phát triển cơ bản giống nhau và đứng trước cơ hội và thách thức như nhau trên thị trưòng thế giới. Nhiệm vụ hàng đầu của cả hai nước là
phát triển kinh tế, đẩy mạnh cải cách. Cả hai nước vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong nước cần phải giải quyết, đều cần môi trường bên ngoài hoà bình và mong muốn duy trì ổn định khu vực. Là hai nước lớn nhất trong thế giới thứ ba, Ấn- Trung có trách nhiệm không thể thoái thác trong việc liên kết các nước thế giới thứ ba rút ngắn khoảng cách Nam- Bắc, tăng cường hợp tác Nam- Nam, đối phó với dính líu và can thiệp của bên ngoài và tranh thủ xây dựng trật tự quốc tế mới về chính trị và kinh tế bình đẳng cùng có lợi.
Hiện nay, lợi ích chung của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc mang tính toàn cục, tính chiến lược bền vững, còn vấn đề tồn tại hiện nay là cục bộ, thứ yếu và tạm thời. Đối với Trung Quốc, Ấn Độ vốn có quan hệ bất đồng từ trước do tranh chấp lãnh thổ. Việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc là vấn đề phức tạp. Ấn Độ chủ trương có thái độ kiềm chế, mềm dẻo hơn, giải quyết những bất đồng, tranh chấp thông qua đối thoại hoà bình, giữ môi trường hoà bình, thân thiện giữa hai nước để phát triển kinh tế.
Cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ có lợi khi muốn nâng cao vai trò uy tín quốc tế của mình, khẳng định vị trí cường quốc khu vực. Lâu nay, Ấn Độ phải chịu sức ép cuả Trung Quốc vì Trung Quốc giúp Pakixtan, Mỹ cũng giúp Pakixtan chống Ấn Độ, do đó, Ấn Độ cải thiện quan hệ với Trung Quốc sẽ làm cho Mỹ để ý đến Ấn Độ và có chính sách thân thiện hơn. Từ đó củng cố địa vị chủ đạo của Ấn Độ ở vùng Nam Á. Hơn nữa khi muốn tham gia vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên APEC, thành viên Hội nghị Á- Âu, Tổ chức hợp tác Thượng Hải- Ấn Độ sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc.
Trong vòng 10 - 15 năm tới, do Trung Quốc vẫn phải tập trung phát triển kinh tế, cũng có lợi ích duy trì hoà bình ổn định nên trước mắt chưa phải là mối đe doạ trực tiếp của Ấn Độ. Ấn Độ có nhiều lợi ích song trùng với Trung Quốc trên nhiều vấn đề, kể cả hợp tác kinh tế, đấu tranh chống sự áp đặt của chủ nghĩa đơn cực, nên trong thời tới Ấn Độ vẫn tiếp tục cải thiện và phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Có nhiều nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Ấn trong những năm tới. Hai nước đều đã từ bỏ tư duy “một mất, một còn”, xây dựng quan niệm an ninh chung. Sự phát triển của quan hệ Ấn- Trung trải qua con đường quanh co, cho dù lịch sử hay hiện thực đều đã chứng minh Trung Quốc và Ấn Độ theo đuổi an ninh tuyệt đối là điều không tưởng, hậu quả của việc theo đuổi an ninh tuyệt đối chỉ có thể là chạy đua vũ trang, thậm chí xung đột quân sự. Do đó, hai nước cần phải tính đến vấn đề an ninh từ góc độ rộng lớn và hợp lý hơn. Hai nước tích cực tăng cường sự tin cậy và đồng thuận, cùng thúc đẩy hợp tác. Một trong những vấn đề chủ yếu đặt ra trước sự phát triển của quan hệ hai nước là vấn đề lòng tin và sự ngăn cách do nguyên nhân lịch sử và ảnh hưởng của tư duy chính trị thực dụng gây ra. Để đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện mục tiêu quan hệ đối tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Ấn - Trung tích cực giải quyết ổn thoả nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước là một trong những điều kiện quan trọng để tăng cường hợp tác chính trị và chiến lược giữa hai nước. Do đó hai bên cần tích cực tính đến việc xây dựng cơ chế thăm viếng cấp cao, đối thoại chính trị an ninh, đối thoại định kì cấp phó thủ tướng và đối thoại chiến lược quân sự cấp cao. Ấn Độ và Trung Quốc đều cần quan tâm hơn đến chiến lược của mỗi bên trong xử lý quan hệ song phương, cố gắng loại bỏ lo ngại về ý đồ chiến lược lâu dài và giảm bớt hành động lo ngại và bất yên cho mỗi bên thì quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa hai nước có thể được xây dựng.
Trong hơn hai thập kỉ qua, chính sách Trung Quốc của Ấn Độ phần lớn tập trung vào các vấn đề song phương, giải quyết bất đồng biên giới và bình thường hoá quan hệ. Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2003 của Thủ tướng Vajpayee, hai bên đã chỉ định đại diện đặc biệt của nước mình để tìm kiếm giải pháp chính trị cho bất đồng biên giới. Sau chuyến thăm Niu Đêli của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai nước đã quyết định nâng cấp các mối quan hệ lên cấp đối tác chiến lược và hợp tác.Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ về vấn đề biên giới song hai nước vẫn chưa đạt được một giải pháp cho
vấn đề này. Trong khi đó hợp tác song phương, đặc biệt là trong thương mại, lại đang đạt được những kết quả to lớn với việc Trung Quốc trở thành đối tác buôn bán lớn nhất của Ấn Độ. Kim ngạch thương mại song phương trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2007 đã vọt lên tới 34,2 tỷ USD.
Tuy nhiên sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc lại cho thấy sự chậm chạp của Ấn Độ và bối cảnh quốc tế này đòi hỏi phải tái cơ cấu chương trình nghị sự trong quan hệ Ấn- Trung. Bắc Kinh đã nhận thức rõ tiềm năng sức mạnh đang gia tăng của Niu Đêli trên trường quốc tế và những lựa chọn chiến lược mới mà Ấn Độ đang thực thi để phát triển quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.
Mặc dù vấn đề biên giới đã được gác sang một bên trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng M.Singh trong 3 ngày từ 13 đến 15/1/2007, song Ấn