Bệnh lý mắc kèm

Một phần của tài liệu Phân tích việc lựa chọn và sử dụng thuốc trên bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện quân y quân khu IV (Trang 52 - 53)

Trong mẫu nghiên cứu, bệnh lý mắc kèm chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. 55,71% bệnh nhân rối loạn lipid máu và 31,48% bệnh nhân mắc kèm tăng huyết áp. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hạnh (2013) 63,3% bệnh nhân mắc kèm tăng huyết áp, 53,8% bệnh nhân có rối loạn lipid máu [7]; nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết (2008), tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp là 53% và tỷ lệ rối loạn lipid máu là 52,5% [11].

- Tăng huyết áp

Các nghiên cứu dịch tễ đã chỉ ra rằng tăng huyết áp là yếu tố quan trọng quyết định nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ gần như là tuyến tính và việc kiểm soát huyết áp là nhân tố chính trong việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do đột quỵ [75],[58]. Các dữ liệu dịch tễ học cũng chỉ ra rằng kiểm soát huyết áp có liên quan đến nguy cơ bệnh lý mạch vành thấp, biến cố mạch vành trong tương lai có thể ngăn ngừa bằng cách hạ huyết áp [98].

Các thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp làm giảm nhanh chóng nguy cơ tim mạch [74]. Khi làm giảm 10 mm Hg huyết áp tâm thu (hoặc 5 mm Hg tâm trương) liên quan đến giảm 50% đến 60% nguy cơ tử vong do đột quỵ và giảm gần 40% đến 50% nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch hoặc các nguyên nhân mạch máu khác ở những người ở độ tuổi trung niên, lợi ích trên bệnh nhân lớn tuổi chỉ thấp hơn rất ít [60]. Việc hạ huyết áp có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong điều trị dự phòng mà trong cả điều trị

cơ bản đối với các biến chứng tim mạch chính bao gồm sự tiến triển của bệnh mạch vành.

- Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch của bệnh động mạch vành. Khi có tăng LDL-C thì LDL có cơ hội chui vào lớp dưới nội mạch của thành mạch và hình thành mảng xơ vữa. Tình trạng tăng LDL làm cho mảng xơ vữa dễ gây biến chứng hơn (nứt, loét, vỡ, tạo tắc nghẽn lòng mạch) [9].

Thay đổi lối sống làm giảm lượng calo cũng như thay thế chất béo dạng không no bằng chất béo bão hoà kết hợp tăng hoạt động thể lực và giảm cân đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rối loạn lipid máu [70].

Trong mẫu nghiên cứu, có 38 (26,95%) bệnh nhận được sử dụng atorvastatin (kết quả bảng 3.9). Liệu pháp statin liên quan đến giảm 1 phần 5 tỉ lệ xuất hiện biến cố tim mạch lớn, tái tưới máu và đột quỵ trong vòng 5 năm khi làm giảm 39 mg/dl (1mmol/l) LDL-C [30]. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có cỡ mẫu lớn đã chứng minh việc giảm biến cố tim mạch ở các bệnh nhân được điều trị mà chưa có biểu hiện bệnh mạch vành tại thời điểm nghiên cứu. Trên nền các bệnh nhân tăng huyết áp, ba năm điều trị bằng atorvastatin làm giảm khoảng một phần ba nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch lớn (HR = 0,64 đối với nhồi máu cơ tim hoặc bệnh mạch vành gây tử vong, p < 0,01) [89].

Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai trong số các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Chính vì vậy kiểm soát huyết áp và điều trị rối loạn lipid máu có vai trò quan trọng trong việc giảm các biến cố tim mạch trong tương lai. Một trong những biện pháp quan trọng là giáo dục bệnh nhân về lối sống khoẻ mạnh, chế độ dinh dưỡng, vận động và tuân thủ về chế độ dùng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích việc lựa chọn và sử dụng thuốc trên bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện quân y quân khu IV (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)