Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 26 - 30)

e. Thẩm định rủi ro của dự án

1.2.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

NHTM

Chất lượng thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của NHTM.

Dưới góc độ của ngân hàng, thẩm định tài chính được cho là có chất lượng khi nó đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của ngân hàng về nội dung quy trình thẩm định có khoa học và hợp lý không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí cao hay thấp, việc lựa chọn phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án hay không, mức độ đáp ứng yêu cầu về tính chính xác của thẩm định…

Một dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính khi dự án đã được thẩm định phải có khả năng trả nợ đúng theo dự kiến, thời gian thẩm định nhanh, chi phí hợp lý, rủi ro thấp, có hiệu quả về mặt xã hội, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là những cơ sở quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho vay của ngân hàng. Một dự án thẩm định tồi về mặt tài chính, không những khiến ngân hàng không thu được vốn, suy giảm lợi nhuận mà còn có khả năng bị phá sản. Do đó, thẩm định tài chính dự án rất quan trọng và cần thiết đối với các ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là nhiệm vụ của mỗi ngân hàng.

Thông qua đó, cùng với thẩm định trên các phương diện kinh tế, kỹ thuật, xã hội, thị trường…NHTM sẽ có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về dự án, phát hiện những hạn chế của dự án mà chủ đầu tư không lường được hết hay cố tình che giấu, đo lường và dự báo được những tình huống đã xảy ra khi triển khai thực hiện dự án và khi đưa dự án vào vận hành, khai thác. Trên cơ sở đó đưa ra những quyết định cho vay hay từ chối. Từ đó có các biện pháp tài trợ hiệu quả và thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Trong nội dung thẩm định dự án thì phương diện tài chính đóng vai trò quan trọng nhất và được coi là có chất lượng khi nó đạt được những tiêu thức sau:

♦ Kết quả thẩm định tài chính dự án phải đưa ra được kết luận đúng về tính khả thi, tính hiệu quả về mặt tài chính của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra...Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra những quyết định tài trợ đúng đắn.

♦ Kết quả thẩm định tài chính dự án giúp cán bộ thẩm định có cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn và giảm thiểu rủi ro.

♦ Kết quả thẩm định tài chính dự án phải giúp ngân hàng xác định được số tiền cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, kế hoạch trả nợ cũng như các điều kiện cho vay khác nhằm đảm bảo khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu cho vay của ngân hàng.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án, như sau:

♦ Thời gian thẩm định: Thời gian thẩm định tài chính phải đảm bảo hợp lý, không quá ngắn và cũng không quá dài. Nếu thẩm định trong một thời gian quá ngắn sẽ dẫn đến tình trạng thẩm định một cách qua loa, sơ sài, không dự tính được hết các rủi ro của dự án. Còn nếu thời gian thẩm định quá dài sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí cả về thời gian, tiền của cũng như công sức của bên thẩm định, gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc vay vốn tiến hành dự án, thậm chí làm nhà đầu tư lỡ mất cơ hội kinh doanh.

♦ Chi phí thẩm định: Số tiền ngân hàng bỏ ra để phục vụ công tác thẩm định phải ở mức tối thiểu hợp lý để tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Nếu công tác thẩm định được tiến hành quá lâu và tốn kém, thì dù kết quả thẩm định là chính xác thì chất lượng thẩm định cũng được cho là không cao.

♦ Kết quả thẩm định phải hỗ trợ được chủ đầu tư xây dựng và quản lý được hiệu quả đầu tư, đưa ra được những góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu rủi ro của dự án.

♦ Chất lượng thẩm định tài chính còn được đánh giá khi dự án kết thúc, xem xét mức độ chênh lệch giữa kết quả thẩm định với tình hình thực tế khi triển khai dự án.

♦ Doanh số cho vay và thu nợ: Doanh số cho vay và thu nợ phản ánh uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng. Doanh số cho vay cao và ổn định qua các năm chứng tỏ thẩm định có chất lượng tốt, qua đó thu hút các chủ đầu tư đến xin vay vốn. Nếu khách hàng trả gốc và lãi đúng kì hạn quy định nghĩa là thẩm định tài chính có chất lượng cao.

♦ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu sẽ được giảm thiểu nếu thẩm định tài chính được tiến hành cẩn thận, khoa học, có chất lượng theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Để có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng thẩm định tài chính dự án cần phải xem xét tổng hòa các chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, phải luôn đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là đánh giá chính xác tính hiệu quả và khả thi của dự án cũng như đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và các lợi ích của khách hàng. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án

trong hoạt động cho vay của NHTM

Thẩm định tài chính dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án, cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w