PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIPLANTEX.
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Dược TW Mediplante
TW Mediplantex
3.1.1. Ưu điểm
Qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex luôn cố gắng nỗ lực phát huy những tính năng sẵn có, khắc phục những mặt còn hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao giúp cho Công ty có vị trí xứng đáng trong ngành Dược TW
- Về bộ máy kế toán của công ty: Với đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ chuyên môn, nhiệt tình, lãnh đạo Công ty rất chú trọng yếu tố con người và thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức khoa học, hợp lý tránh được sự chồng chéo giữa các bộ phận.
- Việc vận dụng chế độ kế toán tại Công ty: Công ty luôn cập nhật những thay đổi trong chế độ kế toán để phù hợp với quy định hiện hành. Công ty luôn tổ chức cho cán bộ kế toán tham gia các lớp tập huấn để phổ biến những văn bản mới. Điều này là rất quan trọng và cần thiết, xuất phát từ Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty gắn liền với sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
+ Về áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Công ty đã chọn hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp nhất đáp ứng được nhu cầu quản lý cao đặc biệt là với công ty có quy mô hoạt động lớn và có đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực. Hơn nữa, Công ty đã và đang áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán góp phần giảm nhẹ công việc kế toán tại Công ty đồng thời thực hiện được mục tiêu tin học hóa của ngành.
+ Về sử dụng và tổ chức luân chuyển chứng từ: Công ty sử dụng hợp lý hệ thống chứng từ theo quy định hiện hành của bộ tài chính từ chứng từ nhập, xuất đến các chứng từ khác liên quan đến NVL. Quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học đảm bảo việc nhập xuất vật liệu đầy đủ và kịp thời, giúp công tác quản lý nguyên vật liệu của Công ty có hiệu quả.
+ Về sử dụng hệ thống sổ kế toán: Các loại sổ kế toán NVL được sử dụng khá đầy đủ từ chi tiết đến tổng hợp phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Về phương pháp hạch toán tổng hợp NVL: Công ty đang hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên nên có thể theo dõi tình hình biến động vật tư một cách thường xuyên.
- Về khâu thu mua nguyên vật liệu: hàng tháng, quý, năm, các kế hoạch thu mua được lập đều đặn và thực hiện tốt trên cở sở các chỉ tiêu Công ty quy định, các đơn đặt hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do đó Công ty luôn cung cấp cho sản xuất và nhu cầu khác đầy đủ vật tư theo yêu cầu, không làm gián đoạn sản xuất.
- Về tổ chức hệ thống kho: Các kho được sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với việc nhập xuất kho, bảo quản NVL, nâng cao chất lượng thuốc và thuận tiện cho quá trình hạch toán. Với khối lượng NVL có giá trị lớn, giá cả luôn biến động, Công ty chỉ dự trữ mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
- Về phân loại vật liệu: Để sản xuất ra sản phẩm, Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn vật liệu gồm nhiều thứ, loại vật liệu với tính chất, công dụng khác nhau. Theo công dụng kinh tế của vật liệu, Công ty đã chia vật liệu theo kho và
mã hóa từng loại vật tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tránh được thất thoát và việc hạch toán vật liệu được chính xác.
3.1.2. Tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán NVL tại Công ty vẫn còn những tồn tại đáng chú ý sau:
- Lập danh điểm vật tư:
Công ty căn cứ vào vai trò và tác dụng của NVL trong sản xuất để phân loại NVL và đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL. Tuy nhiên, Công ty không lập sổ danh điểm vật tư, với NVL chính chưa chi tiết đến từng thứ NVL cụ thể.
- Về việc sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán và NKCT số 5:
Mục đich sử dụng của 2 sổ là giống nhau, đều dùng để tổng hợp, theo dõi việc thanh toán và công nợ với người cung cấp nên Công ty lập cả 2 sổ là không cần thiết.
- Kế toán tổng hợp NVL:
Công ty không sử dụng TK 621(chi phí NVL trực tiếp) mà tập hợp luôn vào TK 154(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Như vậy, không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo khoản mục chi phí.
- Sử dụng bảng kê số 3:
Công ty tính giá xuất kho NVL theo phương pháp thực tế đích danh, nên việc lập bảng kê số 3 là không cần thiết. Bảng kê này chỉ cần đối với các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong hạch toán chi tiết NVL.
Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL và tình hình nhập xuất không nhiều. Trong khi với Công ty thì quá trình nhập xuất NVL diễn ra hàng ngày với số lượng, chủng loại lớn và đa dạng, công việc chủ yếu được tiến hành vào cuối tháng nên công việc ghi chép rất lớn. Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp thẻ song song trong hạch toán chi tiết NVL còn có nhược điểm nữa là giữa kế toán và thủ kho có sự ghi chép trùng lắp nhau về chỉ tiêu số lượng.
- Về việc sử dụng TK 1527:
Do sản phẩm của Cong ty là mặt hàng đặc biệt liên quan đến sức khỏe và sinh mạng của con người nên quy trình sản xuất luôn luôn được đảm bảo khép kín, vô trùng. Do đó bao bì sản phẩm của Công ty chỉ sử dụng 1 lần. Nhưng Công ty lại tính giá trị bao bì riêng như vậy là không cần thiết.