Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần sợi Trà Lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý (Trang 33 - 39)

Công ty cổ phần sợi Trà Lý được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan và Điều lệ của công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua:

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do

đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của công ty.

Bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung như sau:

Sơ đồ số 07: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

Giám đốc Phó GĐ phụ trách sản xuất Phòng tài vụ kế toán Phó GĐ phụ trách đời sống Phòng KCS Phòng kĩ thuật Phân Xưởng sợi Phân xưởng dệt Phòng nghiệp vụ kinh doanh Văn phòng ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Tổng số công nhân viên của công ty là 668 công nhân với mức lương bình quân là 1250000. Bộ máy của công ty được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, nhiệm vụ riêng , hàng tháng đều có sự đánh giá và báo cáo lên ban giám đốc.

Ban giám đốc của công ty gồm 3 người :

Giám đốc: là người đứng đầu của công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động sản xuất và kinh doanh của công ty. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lí và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, vốn, phân phối tiền lương lao động, tiền thưởng và các chế độ chính sách với nhà nước, công nhân viên.

Phó giám đốc : tham mưu giúp giám đốc quản lí và điều hành sản xuất

kinh doanh. Giám đốc phân công mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực. Phó giám đốc ra chỉ thị cho các phòng ban theo giới hạn về quyền của mình.

Các phòng ban trong công ty :

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: đây là phòng chủ đạo của công ty

trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Ngoài nhiệm vụ chính là là tạo ra các nguồn hàng sản xuất kinh doanh tại công ty, phòng còn có chức năng tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra các văn bản liên quan tới sản xuất kinh doanh như điều chỉnh giá bán hàng, phương thức kinh doanh, củng cố và mở rộng thị trường,…

- Phòng KCS : Chức năng chính của phòng là kiểm tra chất lượng sản

phẩm khi hoàn thành.

- Phòng kế toán tài vụ: có chức năng giúp giám đốc trong bảo toàn

vốn, cho nên bộ phận kế toán trong công ty ghi chép một cách chính xác, kịp thời, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và biến động trong công ty, có kế hoạch định hướng cung cấp thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận

trong công ty thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm kê tài sản., tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định.

Phân xưởng sợi và dệt: là hai phân xưởng sản xuất chính.

Ngoài các phòng ban chính và bộ phận sản xuất (phân xưởng sợi và phân xưởng dệt) còn có thêm một bộ phận phụ : bộ phận vận tải, bộ phận cơ điện, bộ phận nhà ăn.

+ Bộ phận vận tải có nhiệm vụ thực hiện tất cả các yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu trong công ty.

+ Bộ phận nhà ăn: chủ yếu phục vụ bữa ăn cho công nhân viên trong công ty.

+ Bộ phận cơ điện: đảm bảo an toàn và giải quyết các sự cố về điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

2.1.3. Đặc điểm về hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Trà Lý.

Bộ phận sản xuất chính của công ty gồm 2 phân xưởng chủ yếu là phân xưởng sợi và phân xưởng dệt. Công ty tổ chức sản xuất theo các phân xưởng tương ứng với từng giai đoạn chính của quy trình công nghệ, kết quả sản xuất của phân xưởng có thể được bán ra ngoài. Trong đó mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng:

• Phân xưởng sợi có nhiệm vụ chế biến các loại sợi từ nguyên liệu chính là đay tơ thành sợi đơn, sợi se,…để bán ra ngoài hoặc chuyển vào kho gia công để phục vụ cho phân xưởng dệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Phân xưởng dệt có nhiệm vụ dệt ra các loại bao có kích cỡ khác nhau theo yêu cầu kĩ thuật.

Quy trình công nghệ của từng phân xưởng.

Sơ đồ 08: Quy trình công nghệ ở phân xưởng sợi.

Kho đay tơ Nhà chọn đay Làm mềm ủ chải 1 chải 2 chải 3 Ghép 1 Ghép 2 Ghép 3 Sợi con Máy sợi đơn Máy sợi se sợi đơn sợi se Thành phẩm nhập kho gia công Phân xưởng dệt Bán sợi nhập kho TP

Đối với phân xưởng sợi:

Từ nguyên liệu chính là đay tơ qua khâu chọn để phân loại thành các phẩm cấp khác nhau theo tiêu chuẩn kĩ thuật. Sau đó đưa qua bước công nghệ làm mềm (máy làm mềm).Trong quá trình làm mềm phải sử dụng các loại vật liệu phụ như : dầu công nghiệp, nước, xút,…Tiếp đó đay được đưa vào các ngăn để ủ, thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài (ví dụ mùa hè ủ 3 ngày, mùa đông ủ 4-5 ngày) sau thời gian ủ đay tơ được đưa lên máy chải, chải 3 lần liên tiếp từ chải 1 đến chải 3 công suất nhỏ dần. Quá trình chải sẽ làm cho các đay tơ mượt mà và song song với nhau. Sau đó đay được đưa sang các máy ghép, cũng ghép 3 lần liên tục cuối cùng kéo thành sợi con. Sợi con được đánh ống qua máy sợi đơn và guồng thành cuộn để vận chuyển vào kho thành phẩm của phân xưởng sợi. Nếu có yêu cầu sợi con được đưa vào máy se để thành sợi se. Trong phân xưởng sợi, sản phẩm làm dở ở khâu này thường là sợi con chưa hoàn thành còn đang nằm trên máy chải, máy ghép hoặc sợi trên các búp (do tình hình sản xuất ổn định nên hầu như không có phẩm dở ở giai đoạn này). Như vậy kết quả sản xuất ở phân xưởng sợi là các loại sợi: sợi đơn, sợi se,…Hai loại sợi này cùng một loại chỉ khác nhau về thông số kỹ thuật. Có thể nhập kho thành phẩm nếu sợi được bán ra ngoài. Còn nếu sợi chuyển qua phân xưởng dệt gia công thì được coi là bán thành phẩm và được tập trung theo dõi ở kho gia công.

Sơ đồ 09: Quy trình công nghệ ở phân xưởng dệt

Phân xưởng dệt lấy sợi từ kho gia công, tại đây sợi được đánh qua suốt nhỏ cho vừa con thoi để dệt thành các sợi ngang. Đồng thời cũng từ các sợi đay đánh thành các ống to để lên giàn (mắc) đưa vào máy dệt tạo thành các loại sợi dọc. Sau khi dệt thành mảnh bao, qua các khâu: cán, là, đo, gấp, cắt, …bước cuối cùng là khâu thành bao và đóng kiện. Như vậy kết quả sản xuất ở phân xưởng dệt là các loại bao với kích cỡ khác nhau.

Hai phân xưởng đóng góp vai trò chính trong hoạt động sản xuất tại công ty. Với chức năng sản xuất ra các sản phẩm sợi là nguồn nguyên liệu cho phân xưởng dệt sản xuất các loại bao bì nên giữa hai phân xưởng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Chất lượng sản phẩm sợi sản xuất ra sẽ quyết định chất lượng của các loại bao bì. Vì vậy việc sản xuất với sản lượng bao nhiêu cần phải được các nhà quản lý xác định rõ để tránh tồn đọng về hàng hóa hoặc thiếu nguyên liệu sản xuất làm cho hoạt động sản xuất ngưng trệ tăng chi phí sản xuất.

2.1.4. Đặc điểm về công tác kế toán tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý (Trang 33 - 39)