và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần sợi Trà Lý cùng với những kiến thức đã học trong trường, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty:
Chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân:
Do chi phí này có sự chênh lệch giữa các kỳ, các tháng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với những tháng có nhiều công nhân nghỉ phép thì chi phí sản xuất sản phẩm tăng lên bất thường làm cho giá thành sản phẩm tăng cao. Vì thế công ty thực hiện công tác trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất để tránh tình trạng chi phí tăng bất thường. Công tác hạch toán có thể thực hiện như sau:
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân : Nợ TK 622 (chi tiết cho từng phân xưởng)
Có TK 335 (chi tiết cho từng phân xưởng) - Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép :
Nợ TK 335 (chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 334 (chi tiết cho từng phân xưởng)
Đối với công tác quản lý NVL:
Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng NVL đầu vào bằng cách lập các biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá. Công ty nên thường xuyên lập các đoàn kiểm tra đột xuất để theo dõi tình hình thực hiện. Việc lập biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa và các đoàn kiểm tra đột xuất sẽ giúp kiểm soát tốt chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu có đúng với hóa đơn, hợp đồng hay không.
Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa có thể được lập cho những lần mua vật liệu,công cụ dụng cụ về nhập kho. Biên bản có thể được lập theo mẫu sau:
Đơn vị: Công ty CP Sợi Trà Lý. Bộ phận:
BIÊN BẢN KIỆM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
Ngày…Tháng…Năm… - Căn cứ …. Số … ngày… tháng… năm… của …. - Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Ông/ Bà …. Chức vụ …. Đại diện …. Trưởng ban + Ông/ Bà …. Chức vụ …. Đại diện …. Uỷ viên + Ông/ Bà …. Chức vụ …. Đại diện …. Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại:
Số tt Tên,nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, SP, HH Mã số Phươn g thức kiểm nghiệm Đơn vị tính SL theo chứng từ KQ kiểm nghiệm SL đúng phẩm chất SL sai phẩm chất Ghi chú A B C D E 1 2 3 F 1 ….. .. …. … … …. …. …. 2 … .. … … …. … …. …
Ý kiến của ban kiểm nghiệm:……….. ………. Đại diện phòng kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký, họ tên)
Đối với phần chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty Sợi Trà Lý chủ yếu là chi phí điện, nước. Toàn bộ các chi phí này được tính vào chi phí sản xuất chung cho doanh nghiệp. Điều này làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm. Chính vì thế công ty cần tính toán lại khoản chi phí này cho hợp lý. Công ty có thể lắp công tơ điện tại các phân xưởng sản xuất. Như vậy chi phí về tiền điện của các phòng ban quản lý trong công ty sẽ bằng tổng chi phí điện của toàn công ty trừ đi chi phí về điện ở các phân xưởng sản xuất như thế chi phí sản xuất sẽ được ghi nhận chính xác hơn. Khi đó chi phí về điện sẽ được ghi nhận như sau:
Nợ TK 627 (chi phí về điện ở các PXSX)
Nợ TK 642 (chi phí về điện của các phòng ban quản lý) Nợ TK 133
Có TK 331
Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Mặc dù chi phí nguyên vật liệu chiếm phần lớn, chi phí chế biến (chi phí sản xuất chung và chi phí tiền lương công nhân sản xuất) chiếm tỷ trọng không cao khoảng 30% nhưng cũng làm ảnh hưởng tới công tác tính giá thành sản phẩm.
Công ty nên có thể sử dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương như sau: cuối kỳ, nhân viên phân xưởng kiểm tra lượng sản phẩm dở dang và xác định tỷ lệ hoàn thành. Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang hoàn thành để quy sản phẩm dở dang. Khi đó giá trị sản phẩm dở dang gồm hai phần: chi phí nguyên vật liệu và chi phí chế biến. Trong đó các chi phí được tính như sau:
Chi phí NVLC vẫn tính như cũ:
Gtrị vật liệu chính +
Nguyễn Thị Anh Thư Kế toán tổng hợp 46C
Gtrị SPDD đầu kỳ Chi phí NVL SPD
D
không quy
nằm trong SPDD = x cuối kỳ (1) +
Đối với các chi phí chế biến sẽ được tính theo công thức sau:
Chi phí chế biến +
nằm trong SPDD(2) +
Trong đó:
CPPS: Là những chi phí phát sinh trong quá trình chế biến: chi phí NCTT, Chi phí SXC,…
SPHT: Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ SPDD (quy đổi) = SPDD × % Hoàn thành
Trị giá SPDD = (1) + (2)
CPPS: Là những chi phí phát sinh trong quá trình chế biến: chi phí NCTT, chi phí SXC,..
SPHT: Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. SPDD: Sản phẩm dở dang trong kỳ.
Công ty có thể áp dụng phương pháp này đối với cả hai phân xưởng: Sợi và Dệt. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho giá thành sản phẩm được tính chính xác hơn.
Áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tính toán một cách khoa học, công ty nên áp dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý các số liệu kế toán. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ. Hình thức này có
Nguyễn Thị Anh Thư Kế toán tổng hợp 46C
SP HT SPDD không quy đổi
Gtrị SPDD đầu kỳ CPPS SP HT SPDD (quy đổi) S PD D (quy đổi ) = x
nhiều ưu điểm nhưng khối lượng sổ sách và công việc ghi sổ nhiều. Vì thế việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán không những giúp kế toán viên giảm bớt khối lượng ghi sổ mà còn giúp cho việc tính toán xử lý số liệu một cách chính xác và nhanh chóng, giúp đưa ra những thông tin nhanh chóng và chính xác cho nhà quản lý. Hiện nay, công ty có thể lựa chọn các phần mềm kế toán hoặc đặt hàng các phần mềm cho phù hợp với công tác tổ chức quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Xây dựng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý.
Công tác kế toán quản trị là một trong những bộ phận quan trọng của công tác kế toán. Để đạt được mục tiêu “ Tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận” công ty cần chú trọng tới công tác kế toán quản trị. Hệ thống thông tin kế toán quản trị xây dựng các dự toán, các định mức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tình hình thực hiện các dự toán chi phí sản xuất,… Bên cạnh đó hệ thống kế toán quản trị cần phân chia các khoản mục chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức để có thể xem xét phân tích đánh giá chi phí sản xuất theo nhiều khía cạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các lĩnh vực khác nhau trong quản lý. Công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải đánh giá được tình hình thực hiện sử dụng nguyên vật liệu, chi phí,… tại các phân xưởng, đồng thời giúp đánh giá tình hình sản xuất sản phẩm cụ thể, chi phí sản xuất cho sản phẩm nào lớn nhất,…từ đó đưa ra các báo cáo quản trị giúp nhà quản lý thấy được tình hình thực hiện tiết kiệm chi phí, sự hiệu quả của các chính sách kinh doanh, và công tác tổ chức quản lý, qua đó đưa ra những quyết định phù hợp .
Cùng với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu của công tác kế toán. Hiện nay, công ty cổ phần Sợi Trà Lý chưa tổ
chức bộ phận kế toán quản trị, các báo cáo quản trị đều do kế toán tổng hợp lập vì thế nên công việc của kế toán tổng hợp nhiều và vất vả. Để nâng cao hiệu quả quản lý và tính chính xác cho các báo cáo quản trị, công ty nên tổ chức thêm bộ phận kế toán quản trị riêng biệt.
Song song với việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác kế toán, công ty phải luôn quan tâm tới phát triển nguồn lực con người, thường xuyên bồi dưỡng trình độ cho nhân viên kế toán để theo kịp với tình hình thực tế, áp dụng phù hợp các chính sách chế độ đã quy định, bên cạnh đó công ty còn có các chế độ lương thưởng cho nhân công có những sáng kiến, có những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần sợi Trà Lý vừa qua cùng với những kiến thức đã học trong trường đã giúp em có nhận thức về tính quan trọng và cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với người quản lý và thực hiện công tác kế toán. Dựa trên chế độ kế toán hiện hành, người quản lý và người thực hiện công tác kế toán cần lựa chọn phương pháp thích hợp để đảm bảo sự hợp lý và tính chính xác trong tính giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tế tại công ty, em đã được thấy cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của bộ máy kế toán nói chung, và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Tại công ty cổ phần sợi Trà Lý, công tác kế toán đã được tổ chức hợp lý, hợp lý, đã có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo lý luận vào thực tế phù hợp với chế độ kế toán giúp cho bộ máy kế toán phát huy được vai trò của nó trong công tác quản lý.
Những bài học thực tế tại công ty đã góp phần giúp em củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo công ty cổ phần sợi Trà Lý và phòng kế toán tài vụ và thầy giáo: Nguyễn Quốc Trung đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sợi Trà Lý trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
2. Sơ đồ tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty.
3. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15.2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006- NXB Tài chính.
4. Giáo trình lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính. NXB Đại học KTQD.
5. Quyết định 206/2003QĐ-BTC ban hành quy định về trích lập khấu hao.
6. Bản công bố thông tin đấu giá bán cổ phần thuộc phần vốn nhà nước của công ty cổ phần sợi Trà Lý.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...