Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý (Trang 41 - 78)

Việc tổ chức bộ máy kế toán tại mỗi công ty phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty đó. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần sợi Trà Lý dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và khối lượng công việc hạch toán của bộ máy kế toán.

Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Đứng đầu là kế toán trưởng được phân công theo dõi và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán trong công ty. Phòng kế toán tài vụ trong công ty có nhiệm vụ cụ thể:

• Tổ chức mọi công tác kế toán để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán của đơn vị

• Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ các ghi chép hàng ngày...phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị

Ngoài ra bộ phận kế toán còn tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu kế toán như: kiểm kê hàng tồn kho, sản phẩm dở dang cuối kì ở các phân xưởng,…

Phòng kế toán gồm 5 nhân viên. Bao gồm một kế toán trưởng và các kế toán phần hành. Mỗi nhân viên trong phòng tài vụ kế toán đều thực hiện những công việc nhiệm vụ riêng. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ kế toán, đảm bảo việc chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng về chuyên môn, phục vụ một cách tốt nhất cho giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ hạch toán bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:

Sơ đồ 10: tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

Để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này, phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong công ty.

2.1.4.3.Đặc điểm về tổ chức sổ kế toán.

• Hiện nay công tác hạch toán ở công ty đang áp dụng hình thức nhật kí chứng từ được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Kế toán trưởng kế toán nguyên vật liệu và TSCĐ Kế toán thành phẩm kiêm thủ quỹ Kế toán tổng hợp kế toán thanh toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ gốc để được phân loại để ghi vào sổ nhật kí chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các nhật kí chứng từ để cập nhập vào sổ cái.

Nhật kí chứng từ là sổ kế toán được sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo số phát sinh bên có của từng tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với bên nợ các tài khoản khác có liên quan.

Bảng phân bổ dùng để phân bổ các chi phí : nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao TSCĐ…

Sổ cái tài khoản. Sổ kế toán chi tiết.

Việc ghi chép theo hình thức nhật ký chứng từ có thuận lợi là giảm được 1/2 khối lượng ghi sổ. Mặt khác các sổ của hình thức này được thiết kế theo nguyên tắc bàn cờ nên có tính chất đối chiếu kiểm tra cao. Nhiều chỉ tiêu quản lí được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán nhật ký - chứng từ, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho việc quản lí và lập báo cáo. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của hình thức sổ này là phức tạp về kết cấu, quy mô lớn, đa dạng nên đòi hỏi trình độ kế toán cao, khó cho việc vận dụng máy tính vào xử lý số liệu kế toán.

Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 11: Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán tại công ty CP Sợi Trà Lý

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng đối chiếu kiểm tra

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật kí chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

• Báo cáo kế toán:

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty cổ phần sợi Trà Lý được thực hiện theo quy định ở chuẩn mực kế toán số 22- “Trình bày báo cáo tài chính”, tuân thủ các nguyên tắc: trung thực, khách quan , thận trọng, trọng yếu. Trung thực về tình hình tài chính của công ty, đúng bản chất kinh tế của các giao dịch , trình bày đầy đủ mọi khía cạnh trọng yếu.

Việc lập báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo được lập đúng nội dung, phương pháp, trình bày nhất quán giữa các kì kế toán.

Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính gồm có:

chứng từ kế toán và các bảng phân bổ sổ chi tiết Bảng kê chứng từNhật kí bảng tổng hợp chi tiết sổ cái

Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng cân đối kế toán

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính

Cuối mỗi quý, năm công ty cần hoàn tất các báo cáo này để nộp lên: Hội đồng quản trị của công ty

Tập đoàn dệt may Việt Nam Cục thuế Thái Bình

Ngoài ra công ty còn lập các báo cáo quản trị cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý tại doanh nghiệp :

Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh

Báo cáo chi phí bán hàng và chi phí quản lý Báo cáo chi tiết thanh toán

Không chỉ lập các báo cáo,nhân viên kế toán còn tiến hành phân tích chúng để có những kiến nghị, đề xuất giúp cho ban giám đốc đưa ra được những quyết định, những giải pháp thích hợp cho việc điều hành, quản lý doanh nghiệp trong tuơng lai.

2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

2.2.1. Đặc điểm chung của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

2.2.1.1. Về kế toán chi phí sản xuất.

Để thuận lợi cho công tác hạch toán và quản lý, công ty sợi Trà Lý đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Là một công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều đối tượng khách hàng: các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp chế biến, công ty bao bì ở trong và ngoài nước với nhiều sản phẩm ngày càng phong phú đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính

vì thế tiến hành phân loại chi phí sản xuất là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và kiểm soát được chi phí nhằm đạt hiệu quả kinh tế, công ty sợi Trà Lý đã lựa chọn cách phân loại chi phí theo khoản mục chi phí.

Các khoản mục chi phí của công ty bao gồm :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính: sợi đay, đay tơ…nguyên vật liệu phụ: dầu công nghiệp, dung dịch để ủ mềm sợi đay, thuốc nhuộm,...tham gia vào việc sản xuất và chế tạo sản phẩm sợi, bao bì,…

- Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): gồm tiền lương, phụ cấp lương, và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung (SXC): là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVLTT và NCTT).

Đối tượng hạch toán chi phí SX.

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty sợi Trà Lý là quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, loại hình sản xuất với khối lượng lớn, các sản phẩm của công ty gồm sợi đay và bao đay đều được hạch toán như nhau vì thế công ty đã xác định một cách rõ ràng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của mình là các giai đoạn chế biến, các phân xưởng sản xuất. Như vậy công ty xác định giới hạn tập hợp chi phí là các phân xưởng, nơi phát sinh chi phí và nơi chịu các chi phí cũng chính là các phân xưởng.

Phương pháp hạch toán CPSX.

Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu phát sinh từ hai phân xưởng sợi và dệt. Mỗi phân xưởng đều sản xuất ra những thành phẩm. Hai phân xưởng này có mối quan hệ mật thiết với nhau: phân xưởng sợi khi sản xuất ra sản phẩm là các loại sợi đơn, sợi se,… có thể nhập kho thành phẩm để

bán hoặc chuyển đến phân xưởng dệt, là đầu vào của phân xưởng dệt. Vì vậy công ty đã áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí tại các phân xưởng. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên do đó chi phí sản xuất cũng được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

2.2.1.2. Về kế toán tính giá thành sản phẩm.

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (trong kỳ hoặc kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan tới khối lượng sản phẩm, lao vụ và dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Ở công ty cổ phần sợi Trà Lý, giá thành được phân theo phạm vi phát sinh chi phí thành 2 loại: giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ

Giá thành sản xuất phản ánh những chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất chế tạo đơn vị sản phẩm gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SX.

Giá thành tiêu thụ gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất và tiêu thụ bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

. Đối tượng tính giá thành.

Công ty sản xuất theo các phân xưởng ứng với các giai đoạn chính của quy trình công nghệ, kết quả sản xuất ở phân xưởng sợi là các loại sợi đơn, sợi se,… các loại sợi này có thể được bán thẳng ra ngoài hoặc có thể chuyển tới kho gia công là đầu vào cho phân xưởng dệt, kết quả sản xuất ở phân xưởng dệt là các loại bao bì. Do đó, công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng và là bán thành phẩm ở giai đoạn chế biến trước.

Việc xác định đối tượng tính giá thành như trên đã tính được giá thành bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn, thuận tiện cho việc hạch toán bán thành phẩm nhập kho, tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ ở các phân xưởng và xác định được kết quả ở bán thành phẩm bán ra.

Kỳ tính giá thành ở công ty cổ phần sợi Trà Lý là tháng.  Phương pháp tính giá thành.

Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra những bán thành phẩm, công ty cổ phần sợi Trà Lý đã áp dụng phương pháp hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ):

Bước 1: Tính giá thành sợi đơn và sợi se.

Bước 2: Tính giá thành của bao dệt thành phẩm.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí cho từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho các bước theo tiêu thức thích hợp.

Ở từng bước tính giá thành đều có đánh giá sản phẩm dở dang.

Do có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì vậy sản phẩm dở dang khi tính giá thành sợi đơn, sợi se tính theo nguyên vật liệu trực tiếp còn ở giai đoạn công nghệ sau tính theo chi phí của bán thành phẩm bước trước chuyển sang.

Trong phân xưởng Sợi, sản phẩm dở dang ở khâu này thường là sợi con chưa hoàn thành còn nằm trên máy chải, máy ghép hoặc sợi trên các búp. Công ty coi toàn bộ sản phẩm làm dở là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2.2. Công tác hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sợi Trà Lý.

Chi phí nguyên vật liệu gồm: chi phí NVLC và chi phí NVL phụ.

- NVL chính dùng để sản xuất trực tiếp là đay tơ được chọn từ nhà kho. Do công ty chỉ gồm hai phân xưởng sợi và phân xưởng dệt mà thành phẩm ở phân xưởng sợi là bán thành phẩm ở phân xưởng nên đay tơ chỉ được sử dụng chủ yếu ở phân xưởng sợi. Đay tơ là nguyên vật liệu chính được xuất dùng cho việc chế tạo sản phẩm sợi, bao bì. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm đồng thời chi phí về NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm (>50%). Vì vậy hạch toán chi phí NVL một cách chính xác và đầy đủ giúp cho việc tính tổng chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, tránh lãng phí tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đay tơ chỉ sử dụng cho phân xưởng sợi nên việc tổng hợp chi phí NVL chính dùng cho sản xuất theo phương pháp tập hợp trực tiếp.

- Chi phí vật liệu phụ: Ngoài nguyên liệu chính là đay tơ, công ty còn sử dụng các loại vật liệu phụ dùng cho sản xuất:

Ở phân xưởng sợi: vật liệu phụ là các loại dầu công nghiệp, dầu thực vật nấu hỗn hợp để tạo thành một dung dịch để ủ mềm đay. Chi phí nguyên vật liệu phụ chiếm 3 – 4% tổng giá thành.

Ở phân xưởng dệt: thuốc nhuộm các sợi đơn để dệt thành bao bì.

Để theo dõi hạch toán chi phí NVLTT, kế toán đã sử dụng tài khoản 621” chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.

Khi có yêu cầu về nguyên vật liệu từ các phân xưởng, phòng kinh doanh tiến hành viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng nghiệp vụ kinh doanh, liên 2 chuyển cho kế toán nguyên vật liệu, liên 3 giao cho thủ kho. Phiếu xuất kho là căn cứ để thủ kho xuất kho NVL, kế toán ghi sổ. Khi xuất kho NVL thủ kho và nhân viên kinh tế của phân xưởng theo

dõi trên sổ giao nhận vật tư có ký nhận chéo nhau. Cuối tháng kế toán NVL cùng thủ kho đối chiếu, kiểm kê lại sổ sách từ đó kế toán dựa vào sổ chi tiết TK 152, 153 để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tính ra lượng NVL xuất dùng cho sản xuất và tính giá nguyên vật liệu xuất dùng đó. Kế toán tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng

Căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi sổ chi tiết TK 621, vào các bảng kê số 4 và nhật kí chứng từ số 7.

Biểu số 01: phiếu xuất kho NVL.

Phiếu xuất kho

Ngày 03 tháng 12 năm 2007

- Họ và tên người nhận hàng: Đỗ Văn Thắng – Phân xưởng sợi - Lý do xuất kho: Xuất cho SXSP

- Xuất tại kho: bông, đay tơ. STT Tên,nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu Thực xuất

Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1 2 Bông Bunny Đay tơ 150 2 150 6 KG KG 9025 95000 9025 95000 2400 0 5500 216600000 522500000 Cộng 739100000

Tổng số tiền (bằng chữ): bảy trăm ba mươi chín triệu một trăm ngàn đồng. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

= Giá trị thực tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý (Trang 41 - 78)

w