1. Quá trình hình thành và phát triển của điện lực Tây Hồ:
2.3. Tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý:
Tất cả các phòng ban, đội, tổ, chức năng trong điện lực đều có moói quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của điện lực. Lãnh đạo điện lực sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng để thực tốt mục tiêu mà các cấp lãnh đạo đề ra. Hệ thống tổ chức của điện lực Tây Hồ được thiết kế theo mô hinh trực tuyến chức năng.
Giám đốc được giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm, điều
hành điện lực theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của điện lực trước công ty điện lực thành phố Hà Nội, Trước pháp luật
Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc Kinh doanh Phòng kỹ thuật kế hoạch vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổ chức Phòng kinh doanh Ban điều độ
Các đơn vị thi công Các đơn vị thi công
Đội vận hành Đội đại tu Tổ lắp đặt c.tơ Tổ treo tháo c.tơ Đội quản lý điện F9 Đội q.lý khách hàng Tổ áp dụng Tổ kiểm tra điện
và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của điện lực, ra quyết định đề bạt, bãi miễn, điều chuyển công tác đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong điện lực.
Phó giám đốc kinh doanh do giám đốc công ty điện lực Hà Nội bổ nhiệm,
chỉ đạo mọi hoạt động về công tác kinh doanh bán điện.
Phó giám đốc kỹ thuật do giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề kỹ thuật vận hành và một số dịch vụ khác có liên quan, phục vụ cho kinh doanh bán điện.
Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban:
Phòng kỹ thuật_kế hoạch_vật tư: Có chức năng xây dựng kế hoạch về mọi
mặt của toàn điện lực, điề hành lưới điện, chịu trách nhiệm về công tác an toàn và lập các dự án cải tạo lưới điện, xác định nguyên nhân và giải quyết các sự cố mất điện, đảm bảo thiết bị vật tư phục vụ sản xuất; Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án hoàn thiện lưới điện; đảm bảo an toàn vận hành lưới điện.
Phòng kinh doanh: Tổ chức kinh doanh bán điện, thu tiền điện, theo dõi
công nợ khách hàng mua điện, cung cấp các dịch vụ cung ứng cho công tác kinh doanh bán điện.
Phòng hành chính_ tổ chức: Điện lực Tây Hồ không có chức năng tuyển
nhận lao động, số lao động bổ xung do công ty phân về. Do đó phòng hành chính_ tổ chức chỉ quản lý điều hành lao động theo quyết định của giám đốc; đảm nhận công việc về hành chính; tính lương, thưởng… cho công nhân viên chức.
Phòng tài chính_ kế toán: Do đặc điểm của ngành điện, mặt hàng kinh
doanh chủ yếu là điện thì phòng kinh doanh theo dõi, báo cáo số liệu lên công ty để công ty tính lỗ lãi, giá thành 1KWH điện nên phòng tài chính kế toán điện lực chỉ theo dõi và hạch toán các hoạt động không phải kinh doanh điện (gọi là sản xuất khác). Phòng tài chính kế toán quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn công ty giao; phân phối lương, thưởng cho công nhân viên chức; báo cáo tài chíh với cơ quan chủ quản và cơ quan thuế.
Ban thanh tra bảo vệ: Bảo vệ trụ sở, tài sản trong cơ quan. Kiểm tra. kiểm
soát việc thực hiện các quy định của công ty, của điện lực đối với mọi bộ phận, cá nhân trong điện lực.
Đội vận hành: Quản lý và vận hành đường dây trung thế, máy biến áp và
các thiết bị đang vận hành trên lưới điện do điện lực quản lý. Sửa chữa khắc phục những sự cố xảy ra trong lưới điện, đóng cắt cá đường dây trên không hoặc cáp ngầm khi có sự cố xảy ra trong lưới điện. Cắt nguồn điện có sự cố để sửa chữa, đóng nguồn điện dự phòng để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục; theo dõi đồng hồ cao thế ở đầu nguồn, phối hợp cùng các phòng ban khác theo dõi tổn thất toàn điện lực.
Đội đại tu: thực hiện đại tu và sửa chữa lưới điện theo kế hoạch, hỗ trợ khắc
phục sự cố.
Đội quản lý và dịch vụ_ khách hàng: quản lý, lắp đặt thiết bị và cung cấp
dịch vụ cho khách hàng thuộc khối cơ quan, ghi chỉ số, đưa thông báo thu tiền điện, đôn đốc thu hồi nợ.
Đội quản lý điện phường: Quản lý hệ thống đo đếm và hệ thống lưới điện
trong từng phường, ghi chữ theo dõi sản lượng khách hàng, thu tiền điện tư gia hàng tháng, sửa chữa cải tạo theo các dự án nhỏ; sửa chữa; khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho thiết bị của khách hàng tư gia.
Tổ thí nghiệm: thí nghiệm các thiết bị điện trên lưới như thí nghiệm máy
biến áp, aptomat, đo tiếp địa, tìm điểm hỏng sự cố cáp ngầm….
Tổ kiểm tra điện: Kiểm tra, phát hiện khách vi phạm hợp đồng điệnm lấy
cắp điện. Tính và truy thu tiền điện tổn thất do vi phạm của khách hàng.
Tổ áp giá: Kiểm tra, phát hiện khách hàng sử dụng điện sai mục đích. Tính
và truy thu tiền điện chênh lệch do áp giá sai.
Tổ lắp đặt: Thi công khách hàng mua điện mới bao gồm cả hệ thống đường
dây, bảng ván, cầu trì…….và không bao gồm công tơ.
Tổ treo tháo công tơ: Lắp đặt, treo tháo công tơ các loại của khách hàng cũ
và mới, thay công tơ định kỳ hoặc thay đổi đột xuất của khách hàng cũ.
2.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ:
Điện lực Tây Hồ nhận điện năng do công ty mua để kinh doanh. Đặc điểm của lao động ngành điện là nguy hiểm, nặng nhọc nên công nhân điện phải tuân theo một quy trình công tác nghiêm ngặt, hàng năm pahỉ thi sát hạch an toàn. Công ty đã xây dựng các quy trình ghi chỉ số quy trình vận hành, quy trình ký kết hợp đồng bán điện, quy trình kinh doanh bán điện… được áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Kỹ sư của các đơn vị trong toàn công ty
hàng năm phải qua kỳ thi sát hạch, các công nhân khi lên bậc lương pahỉ thi về sự nắm bắt và vận dụng các quy trình trên.
Khối hệ thống sản xuất của điện lực Tây Hồ gồm:
- 6 tổ quản lý điện phường
- 6 phòng ban chức năng
- 2 đội quản lý vận hành lưới điện
- 13 tổ phụ trợ