Tổ chức công tác kế toán tại điện lực Tây Hồ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Tây Hồ (Trang 33 - 38)

3.1. Bộ máy kế toán và kế toán phần hành:

Với chức năng là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp, phòng kế toán tài chính của điện lực Tây Hồ vừa là đon vị tham mưu và chịu sự lãnh đạo của giám đốc điện lực lại vừa hoạt động theo sự chỉ đạo kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ của phòng kế toán tài chính công ty điện lực thành phố Hà Nội.

Kế toán trưởng: Được giám đốc công ty điện lực bổ nhiệm, đồng thời là kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công tác kế toán do nhân viên kế toán thực hiện; Tham gia với các bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt quyết toán, tham gai ký kết các hợp đồng kinh tế; Hàng kỳ tổng kết và báo cáo tài chính lên công ty và giám đốc điện lực. Kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc điện lực và giám đốc công ty.

Kế toán tài sản cố định: Hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm tài sản cố định tại điện lực trên cơ sở sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết, lập bảng phân bổ khấu hao, định kỳ làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất. Tại điện lực không sử dụng tài khoản 212, 213.

Cuối mỗi tháng, quý, kế toán phải báo cáo theo biểu sau:

- Bảng tổng hợp trích khấu tài sản cố định

- Bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định

Kế toán tiền lương, BHXH: Biểu tính lương do phòng hành chính tổ chức lập, kế toán lương kiểm tra tính chính xác của bảng lương và thanh toán lương cho công nhân viên.

Căn cứ vào bảng lương của phòng, ban, đội, tổ, kế toán lập bảng phân bố tiền lương, tính bảo hiểm xã hội, tiền thưởng…, tập hợp chi phí tiền lương và phân bổ cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm xã hội được tính theo quy định của nhà nước. Từ bảng phân bổ số 1 ghi bảng kê số 5.

Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 5 ghi nhật ký chứng từ số 7, từ đó ghi vào sổ cái tài khoản 334, 338, 335…

Kế toán ngân hàng: Cập nhật số liệu thanh toán qua ngân hàng hàng ngày, hoàn tất các thủ tục thanh toán qua ngân hàng.

Tài khoản sử dụng cho phần hành kế toán nầy gồm:

- TK 11211: Ngân hàng chuyên chi ( Dùng cho các hoạt động không phải kinh doanh điện)

- TK 11212: Ngân hàng chuyên thu ( Tiền điện )

Các giấy báo có khách hàng thanh toán tiền điệnđược photo chuyển cho phòng kinh doanh theo dõi xoá nợ khách hàng. Định kỳ, kế toán ngân hàng tập hợp số thu tiền điện để chuyển về tài khoản công ty.

Kế toán căn cứ các giấy báo nợ, báo có vào bảng kê khai số 2 và NKCT số 2. Cuối tháng khoá sổ NKCT số 2, xác định tổng số phát sinh bên có TK 112 đối ứng các tài khoản liên quan và lấy tổng cộng của NKCT số 2 để ghi vào sổ cái; lấy số công nợ của TK 112, ghi có các TK trên bảng kê số 2 vào sổ cái TK 112, ghi có các TK trên bảng kê khai số 2vào sổ cái TK 112, từ đó tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau.

Kế toán vật tư: Cập nhật hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu; Đối chiếu, kiểm tra sổ sách với thủ kho; lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành.

Vì sử dụng nhiều loại vật tư, mật độ nhập xuất cao nên vật liệu tại điện lực Tây Hồ được hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Từ 01/01/2001 áp dụng thống nhất 1 Phương pháp tính giá vật liệu thực tế xuất dùng trong toàn công ty là lấy giá tồn đầu kỳ (phương pháp bình quân đầu kỳ dự trữ)

Hạch toán vật liệu tổng hợp và các tài sản lưu động khác thì theo đúng trình tự quy định của chế độ kế toán. Hiện nay, tại điện lực Tây Hồ, khâu kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán công nợ: Với khách hàng mua điện thì dùng trước, trả tiền sau. Công ty quy định công nợ khách hàng mua điện do phòng kinh doanh theo dõi. Phòng kế toán chỉ theo dõi công nợ khách hàng phát sinh từ sản xuất khác. Đăc điểm của sản xuất khác này là khách hàng trả tiền trước, Điện lực cung cấp sản phẩm và dịch vụ sau. Thông thường khách hàng trả tiền trước theo dự toán phòng kỹ thuật lập. Sau khi thi công các công trình hay cung cấp dich vụ cho khách hàng nếu khách hàng còn thừa tiền thì trả lại cho khách hàng.

Kế toán vào sổ chi tiết theo dõi công nợ của khách hàng theo tưngf hoạt động sản xuất khác (như xây lắp điện, khảo sáy thiết kế, lắp đặt công tơ, bao thầu…), cuối tháng vào bảng kê số 11 và sổ cái.

Kế toán công nợ còn theo dõi khoản phải trả cho người bán. Các khoản chi phí phát sinh hàng tháng như tiền điện thoại, tiền nước…Điện lực thanh toán theo hình thức uỷ nhiệm thu; các khoản phải trả khác như tiền mua vật liệu, đồ dung, công cụ, dụng cụ, thường được thanh toán bằng tiền mặt. Các khoản được thanh toán với người bán được theo dõi chi tiết, cuối tháng vào NKCT số 5 và sổ cái.

Kế toán doanh thu: Kế toán theo dõi số thu tiền điện, báo cáo số liệu về công ty. Tại điện lực chỉ hạch toán doanh thu cảu sản xuất khác. Kế toán tập hợp các yếu tố giá thành theo từng công trình, vào bảng tính giá thành. Cuối tháng lên NKCT số 8 và vào sổ cái TK 511.

Kế toán giá thành: Tại điện lực Tây Hồ chỉ tính giá thành sản xuất khác. Giá thành tính theo phương pháp trực tiếp. Kế toán tập hợp các yếu tố giá thành theo từng công trình, vào bảng tính giá thành. Cuối thàng vào nhật ký và bảng kê sau đó lập báo cáo tiêu thụ tổng hợp, tính lãi lỗ từng công trình.

Kế toán theo dõi thuế: Căn cứ vào các hoá đơn mua vào và hoá đơn bán ra, kế toán lập báo cáo “thuế giá trị giá tăng” theo các mẫu:

Mẫu 01/GTGT: tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Mẫu 02/GTGT: bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra.(sản xuất khác)

Mẫu 03/GTGT: bảng kê hoá đơn chúng từ dịch vụ mua vào. (sản xuất khác) Báo cáo thuế GTGT nộp về công ty chậm nhất ngày 8 hàng tháng để công ty nộp cục thuế Hà Nội ngày mùng 10 hàng tháng.

Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại điẹn lực, trên cơ sở chứng từ thu, chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để thanh toán, cuối ngày vào sổt quỹ, tính ra số tiền quỹ cuối ngày.

Kế toán quỹ: trên cơ sở chứng từ thu, chi vào bảng kê số 1 và NKCT số1. Từ số tổng cộng trên NKCT số 1 và bảng kê số 1 vào sổ cái tài khoản tiền mặt.

Kế toán tổng hợp: phần hành kế toán tổng hợp do kế toán trưởng thực hiện, kế toán trưởng kiểm tra độ chính xác của các số liệu trên các NKCT và các

bảng kê đo các kế toán viên tính toán bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu ở sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Trên cơ sở đó, kế toán trưởng lên báo cáo tổng hợp, các báo cáo kế toán…

3.1. Bộ máy kế toán và kế toán phần hành:

Điện lực Tây Hồ là một đơn vị phụ thuộc nhưng có quy mô tương đối lớn do đó khối lượng công tác rất lớn. Theo quy định của công ty, điện lực sử dụng hệ thống chứng từ thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Điện lực sử dụng đủ 5 loại chứng từ do bộ tài chính quy định:

a. Chứng từ kế toán về tiền mặt.

b. Chứng từ về hàng tồn kho.

c. Chứng từ về lao động tiền lương.

d. Chứng từ về bán hàng.

e. Chứng từ về tài sản cố định.

Các chứng từ được sử dụng trong kế toán phải đầy đủ 8 yếu tố gồm tên gọi, ngày tháng năm lập, số hiệu, địa chỉ đơn vị cá nhân nhận, nội dung nghiệp vụ, số lượng và giá trị, chữ kí người lập, người kiểm soát, người phê duyệt. Chứng từ phải lập đầy đủ số liên quy định, ghi chép rõ ràng, đầy đủ, không tẩy xoá, gạch bỏ phần trống, không xé rời, không ký khống.

Chứng từ kế toán tạo điện lực Tây Hồ được luân chuyển theo đúng trình tự quy định.

Điện lực Tây hồ sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ. Hình thức này được áp dụng trong toàn công ty điện lực thành phố Hà Nội do nghiệp vụ phát sinh nhiều kể cả ở các đơn vị trục thuộc. đội ngũ kế toán viên của điện lực có trình độ đủ đáp ứng nhu cầu của hình thức ghi sổ này. Ghi sổ theo hinh thức nhật ký chứng từ giảm bớt đáng kể công việc ghi chép.

Khâu hạch toán tổng hợp tại điện lực Tây Hồ được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Việc ghi sổ theo hình thức NKCT được khái quát theo sơ đồ sau:

3.2. Tổ chức hình thức sổ kế toán:

Theo quy định của Công ty Điện lực thành phố, Điện lực phải nộp báo cáo kế toán về Công ty. Các báo cáo gồm:

biểu Tên mẫu biểu

Điện lực báo cáo Tháng Quý Năm Bảng cân đối kế toán x

Báo cáo kết quả kinh doanh x x

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ x x Thuyết minh báo cáo tài chính x x BC chi phí sản xuất kinh doanh điện x

BC các khoản Công ty cấp x BC các khoản phải nộp Công ty x Bảng TH thuế và các khoản phải nộp NN x Bảng TH trích khấu hao tài sản cố định x Bảng TH tăng giảm tài sản cố định x Bảng TH các c.trình thuộc nguồn vốn SCL x Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh x

Chứng từ gốc Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng kê Sổ (thẻ) kế

toán chi tiết

Bảng tổng hợp số liệu chi tiết

(1) Nhập Nhập (1)

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

BC thu chi các quỹ x BC thu chi quỹ đầu tư phát triển x Bảng TH chi phí SXKD điện theo yếu tố x Bảng TH chi phí SXKD khác theo yếu tố x BC giá thành các công trình khách hàng x BC kết quả sản xuất kinh doanh x

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Tây Hồ (Trang 33 - 38)