Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc giảm thiểu chi phí vận tải, giao nhận và bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, một số bài học rút ra cho Việt Nam là:
+ Đối với việc giảm thiểu chi phí vận tải biển
- Để giảm thiểu chi phí vận tải hàng hoá xuất khẩu bằng đ−ờng biển, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng đội tàu biển có năng lực vận tải lớn, có khả năng đảm nhận phần lớn khối l−ợng hàng hoá xuất khẩu của cả n−ớc. Có nh− vậy, các hãng vận tải biển trong n−ớc mới có thể chủ động trong việc thoả thuận c−ớc phí cũng nh− các khoản phí và lệ phí khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá đến n−ớc nhập khẩu.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, để giảm thiểu các khoản lệ phí hàng hải và lệ phí cảng biển, cần xây dựng hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biển đủ mạnh, có công suất lớn, đ−ợc trang bị ph−ơng tiện xếp/dỡ hiện đại nhằm giải phóng tàu và hàng nhanh, giảm thời gian và chi phí chờ đợi. Không nên đầu t− xây dựng cảng n−ớc sâu và có công suất lớn ở sâu trong các l−u vực sông mà xây dựng ngay sát ven biển để tàu biển có trọng tải lớn có thể vào/ra đ−ợc dễ dàng, tiết kiệm chi phí chuyển tải, chi phí chờ đợi vào/rời cảng.
- Để dịch vụ vận tải hàng hoá xuất khẩu bằng đ−ờng biển có khả năng hội nhập sâu vào thị tr−ờng thế giới, cần mở cửa lĩnh vực dịch vụ này để thu hút vốn đầu t− từ nguồn vốn FDI, liên kết với các Công ty, tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics có thế và lực trên thế giới nhằm giảm chi phí trên cơ sở thực hiện đồng bộ chuỗi các dịch vụ liên quan đến quá trình dịch chuyển của hàng hoá từ n−ớc xuất khẩu sang n−ớc nhập khẩu.
+ Đối với việc giảm thiểu chi phí giao nhận hàng hoá xuất khẩu
- Để hạn chế đến mức thấp nhất chi phí giao nhận hàng hoá xuất khẩu, việc hiện đại hoá thiết bị và ph−ơng tiện phục vụ công tác khai báo hải quan của chủ hàng và xác nhận thông quan của cơ quan Hải quan là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế chung của thời đại. Kinh nghiệm của Thái Lan đã chỉ rõ hiệu quả của việc “thông quan điện tử” đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm giảm thiểu chi phí giao nhận.
- Nâng cao năng suất bốc xếp hàng hoá bằng việc trang bị thiết bị giao nhận hiện đại là hết sức cần thiết, đặc biệt là hệ thống thiết bị để xếp/dỡ hàng hoá chuyên chở bằng container. Đây là điều kiện cơ bản để giải phóng tàu nhanh và xếp/dỡ hàng nhanh, tiết kiệm đ−ợc các khoản chi phí và lệ phí cảng nhằm giảm chi phí giao nhận.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: Tham gia vận tải đa ph−ơng thức (MTO), chi phí giao nhận hàng hóa xuất khẩu sẽ đ−ợc tiết kiệm rất nhiều do ng−ời thực hiện dịch vụ MTO vừa là ng−ời vận tải, vừa là ng−ời giao nhận
và họ là ng−ời thực hiện mọi dịch vụ trong hành trình “Door to Door” của hàng hóa.
+ Đối vớiviệc giảm chi phí bảo hiểm hàng hoá
- Để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trong n−ớc giành đ−ợc quyền thu phí bảo hiểm và quyền chủ động thoả thuận tỷ lệ phí bảo hiểm đối với hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tranh thủ thỏa thuận với khách hàng để xuất khẩu hàng hóa theo ĐKCSGH CIF (cảng nhận hàng). Nên thay đổi tập quán bán hàng theo ĐKCSGH FOB (cảng Việt Nam) tr−ớc đây vì nh− vậy quyền thu phí bảo hiểm lại thuộc về các doanh nghiệp n−ớc ngoài.
- Đối với chi phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể là không thể thay đổi đ−ợc. Nếu chủ hàng mua bảo hiểm với các điều kiện bảo hiểm “không đầy đủ” đối với hàng hoá của họ thì khi có tổn thất xảy ra sẽ không đ−ợc bồi th−ờng. Ng−ợc lại, nếu chủ hàng mua bảo hiểm với các điều kiện bảo hiểm “không cần thiết” đối với hàng hoá của họ thì sẽ gây lãng phí rất lớn. Vậy giải pháp tốt nhất để giảm thiểu chi phí bảo hiểm đối với hàng hoá xuất khẩu là các doanh nghiệp cần tính toán và mua bảo hiểm đúng cho hàng hoá của mình.
- Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí bảo hiểm đối với hàng hoá xuất khẩu, chủ hàng còn có thể dùng các biện pháp để giảm thiểu các chi phí liên quan khác nh−: Thủ tục phí, phí môi giới bảo hiểm...
Ch−ơng 2