Phân hủy DDT bởi vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại khả năng phân hủy ddt và sinh laccase của chủng nấm sợi phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu (Trang 27 - 30)

5 PHÂN HỦY SINH HỌC DDT

5.1.3 Phân hủy DDT bởi vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí

Kỹ thuật làm giàu vi sinh vật đã đƣợc sử dụng trong đó một hợp chất có cấu trúc tƣơng tự đã đƣợc dùng thay thế DDT. Một số chủng vi khuẩn đã thể hiện khả năng phân huỷ DDT theo các cơ chế mới. Chủng B-206 sinh ra các chất trung gian phenol từ DDT, DDD, và DDE, tuy nhiên không có sản phẩm cắt vòng nào đƣợc tạo ra [42]. Nadeau 1994 thông báo về chủng Alcaligenes eutrophus A5 chuyển hoá các đồng phân o,p´-và p,p´-DDT. Aiskable 1997 đã phân lập đƣợc vi khuẩn Gram dƣơng từ đất nhiễm DDT ở New Zealand theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

phƣơng pháp làm giàu trên môi trƣờng khoáng chứa biphenyl, DDT, DDD và DDE nhƣ là nguồn cacbon [42].

Hình 1.5. Con đƣờng phân hủy DDT bởi loài nấm trắng P. chrysosporium

Một trong các con đƣờng phân hủy DDT đƣợc nghiên cứu khá kỹ trên đối tƣợng vi khuẩn Alcaligenes eutrophus A5, dƣới đây là cơ chế phân hủy thực hiện bởi vi khuẩn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Con đường phân hủy DDT bởi vi khuẩn Alcaligenes eutrophus A5

Chủng Alcaligenes eutrophus A5 có khả năng chuyển hoá cả o,p,- và p,p,-DDT. DDT bị oxy hoá bởi enzym dioxygenase tạo ra một dẫn xuất dihydrodiol- DDT và trải qua qúa trình phá vỡ vòng ở vị trí meta. Tiếp đó là

một loạt các phản ứng trung gian tạo sản phẩm cuối cùng là 4- chlorobenzoic acid (Hình 1.6).

Hình 1.6. Con đƣờng phân hủy DDT bởi Alcaligenes eutrophus A5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại khả năng phân hủy ddt và sinh laccase của chủng nấm sợi phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)