Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại khả năng phân hủy ddt và sinh laccase của chủng nấm sợi phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu (Trang 70 - 72)

4 CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ SINH TỔNG HỢP LACCASE CỦA FNA

4.1.2Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy

Sự đánh giá ảnh hƣởng của pH lên sự phát triển và sinh laccase của chủng FNA1 ở các pH 1 – 9 đã đƣợc tiến hành. Kết quả đƣợc đánh giá sau 5 ngày nuôi cấy cho thấy FNA1 có khả năng phát triển trong dải pH rộng, từ môi trƣờng có pH rất thấp ( pH 2), đến môi trƣờng có pH cao ( pH 9) và tốt nhất trong khoảng pH 4 – 6 ( Hình 3.6), kết quả này phù hợp với đặc điểm nguồn mẫu chủng đƣợc phân lập là đất ô nhiễm có pH khá thấp. Một số vi sinh vật cũng phát triển trên môi trƣờng có các chất độc hóa học khác cũng phát triển trong khoảng pH hơi axit nhƣ chủng Aspergillus sp.FDN20 ở pH 6, chủng Aspergillus terreus FDN41 ở pH 6,5 [3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

pH môi trƣờng là một trong các yếu tố quan trọng không những ảnh hƣởng đến sự phát triển mà còn ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh enzyme ngoại bào của vi sinh vật. Với chủng FNA1 pH môi trƣờng ban đầu tốt nhất cho sinh laccase là pH 5 ( 111,11 U/l), mặc dù phát triển tốt trong khoảng pH 4-6 nhƣng tại pH 4 hoạt tính enzyme rất thấp, chỉ đạt 2,9 % so với hoạt tính enzyme tại pH 5. Khi pH môi trƣờng tăng dần hoạt tính laccase giảm dần, tại pH 6 giảm nhẹ còn 90%, đến pH 7 giảm mạnh xuống còn 3,1 % ( Hình 3.7).

pH 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 3.6 Ảnh hƣởng của pH lên khả năng sinh trƣởng của chủng FNA1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại khả năng phân hủy ddt và sinh laccase của chủng nấm sợi phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu (Trang 70 - 72)