Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 42 - 44)

“Câu ghép (hay hợp thể câu) là một cấu tạo gồm từ hai dạng câu trở lên, mỗi dạng câu trong đó có tính tự lập tương đối, giữa chúng có những kiểu quan hệ nhất định và được diễn đạt bằng những cách nhất định. Mỗi câu trong câu ghép là một vế câu, hay một dạng câu không bị bao” [2,292].

Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là câu ghép là 12 trường hợp, chiếm tỷ lệ  3,66 % tổng số lời dẫn nhập (12/328) và chiếm tỷ lệ  0,83% tổng số lời thoại đã khảo sát (12/1449).

Có thể chia lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép thành các tiểu loại, tuỳ theo tính chất và quan hệ của các vế câu. Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia thành 02 loại:

- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chính phụ; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chuỗi.

a. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ được hiểu “là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không bình đẳng, thường gọi là quan hệ chính phụ, hay quan hệ phụ thuộc giữa hai vế câu, vế phụ phụ thuộc vào vế chính” [2,303].

Trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, có 9 lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chính phụ, chiếm tỷ lệ 75 % tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép (9/12). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (4):

- Anh Cốc này, nếu vầng trăng kia rơi xuống lòng anh, anh có dám giữ lấy làm của riêng không?

[58, 127]

xuống lòng anh” chứa quan hệ từ “nếu”, vế chính “anh có dám giữ lấy làm của riêng” là vế chỉ hệ quả.

b. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi “là kiểu câu ghép liên hợp không sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nối kết các vế câu…Các vế câu ở đây được đặt nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục…Mối quan hệ chung nhất giữa các vế câu ở đây là quan hệ bổ sung, ngoài ra còn có những kiểu quan hệ hàm ẩn khác nữa” [2,322].

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chuỗi trong văn xuôi Vi Hồng là 3 trường hợp, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép (3/12). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (5):

- Mình về phòng, Slao đọc sách nhé!

- Anh Cốc! Anh vào đây em bảo cái này. [58,119]

Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời dẫn nhập “Mình về phòng, slao đọc sách nhé!” là câu ghép chuỗi gồm hai vế câu có quan hệ song song với nhau. Vế câu “mình về phòng” và vế câu “Slao đọc sách” không sử dụng phương tiện nối kết mà đặt nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục.

Tóm lại, lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là câu ghép có thể được tóm tắt bằng bảng tổng kết 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng

Cấu tạo ngữ pháp Số lƣợng,

tỷ lệ %

Câu ghép chính phụ Câu ghép chuỗi

Số lượng 9 3

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)