Các hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng theo lối trực tiếp

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 95 - 99)

a. Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối trực tiếp trong lời dẫn nhập

Theo thống kê của chúng tôi, hành vi ngôn ngữ sử dụng theo lối trực tiếp ở lời dẫn nhập trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng là 459 hành vi, chiếm tỷ lệ  96,63% trong tổng số các hành vi ngôn ngữ có trong lời dẫn nhập (459/475), chiếm tỷ lệ  22,56% trong tổng số các hành vi ngôn ngữ trực tiếp (459/2034).

Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối trực tiếp trong lời dẫn nhập của văn xuôi Vi Hồng phổ biến nhất là hành vi hỏi. Bên cạnh đó là các hành vi như: chào, khuyên, yêu cầu, đề nghị… Xin dẫn lại các ví dụ: ví dụ (9) và ví dụ (12):

Ví dụ (9):

Một thoáng gió từ núi Mây thổi qua mang theo mùi hương dìu dịu. Hoan hít căng lồng ngực làn không khí trong lành ấy.

- Khoan khoái lắm hả? Anh có biết hương đó là hương hoa gì không?

Tàm hỏi Hoan.

- Hương của trăm hoa anh ạ.

[58,74] Ví dụ (12):

- Em nên đi học đại học đi, Na à. Em là người con gái thông minh có bản lĩnh lắm.

- Cảm ơn anh! Nhờ anh Tàm "trả thù" được cho em...Em mới thoát nỗi uất ức trong lòng...

Trong lời dẫn nhập ở ví dụ (9), bên cạnh hành vi ngôn ngữ trực tiếp chú thích Tàm hỏi Hoan” là hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi. Hành vi hỏi thứ nhất là “Khoan khoái lắm hả?” và hành vi hỏi thứ hai là “Anh có biết hương đó là hương hoa gì không? ”.

Lời dẫn nhập ở ví dụ (12) bao gồm hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp, hành vi khuyên “Em nên đi học đại học đi, Na à” và hành vi nhận xét “Em là người con gái thông minh có bản lĩnh lắm”.

Lời dẫn nhập có khi chỉ có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (35):

- Cô ở đâu đến đây?

- Em ở Nậm Đáo.

[58,26]

Ở ví dụ trên, hành vi ngôn ngữ trực tiếp trong lời dẫn nhập chỉ là một hành vi hỏi“Cô ở đâu đến đây?”

Nhưng cũng có khi lời dẫn nhập chứa hơn hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu :

Ví dụ (36):

- Nồm ạ, mẹ nghe người ta nói những câu trâu vẩy tai, khỉ nhăn mặt về con rồi. Con còn muốn cho mẹ sống thì con hãy đi làm ruộng, làm nương cũng mọi người trong bản, trong mường. Một hôm mẹ Nồm bảo thế.

Nồm nói lại:

- Con cũng muốn đi làm theo hợp tác nhận ruộng khoán đám to đám nhỏ. Nhưng đám to thì nai nó xuống ăn đám nhỏ thì chim xuống rỉa. Mẹ cứ yên tâm, con chạy hàng một đoạn nữa...Thế nào con cũng nghe lời mẹ thôi mà.

Lời dẫn nhập ở ví dụ trên bao gồm ba hành vi ngôn ngữ trực tiếp: hành vi kể“mẹ nghe người ta nói những câu trâu vẩy tai, khỉ nhăn mặt về con rồi”, hành vi khuyên “Con còn muốn cho mẹ sống thì con hãy đi làm ruộng, làm nương cũng mọi người trong bản, trong mường” và hành vi chú thích “Một hôm mẹ Nồm bảo thế”.

b. Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối trực tiếp trong lời hồi đáp

Chúng tôi đã thống kê được 470 hành vi ngôn ngữ sử dụng theo lối trực tiếp ở lời hồi đáp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng. Số lượng này chiếm tỷ lệ

 96,51% tổng số các hành vi ngôn ngữ có trong lời hồi đáp (470/487), chiếm tỷ lệ  23,11% tổng số các hành vi ngôn ngữ tiếp (470/2034).

Các hành vi ngôn ngữ sử dụng theo lối trực tiếp trong lời dẫn nhập thường là các hành vi xác nhận, thông báo, giải thích, khẳng định hoặc từ chối... Xin dẫn lại ví dụ (29):

Ví dụ (29):

- Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi?

- Cháu đến nhà bá là nhờ cơn gió lành thôi ạ. Cháu nghe Nồm không được khoẻ, cháu đến thăm.

[58,76]

Trong ví dụ này, lời hồi đáp của Tàm trả lời câu hỏi mẹ Nồm chứa hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hành vi thứ nhất là hành vi xác nhận “ Cháu đến nhà bá là nhờ cơn gió lành thôi ạ”. Hành vi thứ hai là hành vi giải thích “Cháu nghe Nồm không được khoẻ, cháu đến thăm”.

Xin dẫn một ví dụ khác: Ví dụ (37):

- Cháu muốn tìm thấy niềm tin ở lòng người cơ ! - Phải !Lòng người tức là lòng trời cháu ạ.

Trong ví dụ này, lời hồi đáp của nhân vật là hai phát ngôn. Phát ngôn thứ nhất “Phải!” là hành vi ngôn ngữ trực tiếp xác nhận. Phát ngôn thứ hai

“Lòng người tức là lòng trời cháu ạ” là hành vi ngôn ngữ trực tiếp khẳng định.

c. Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối trực tiếp trong lời thoại phức hợp

Theo thống kê của chúng tôi, hành vi ngôn ngữ sử dụng theo lối trực tiếp trong lời thoại phức hợp văn xuôi Vi Hồng là 1105 hành vi, chiếm tỷ lệ

95,84% tổng số các hành vi ngôn ngữ có trong lời thoại phức hợp (1105/1153), chiếm tỷ lệ  54,33% tổng số các hành vi ngôn ngữ trực tiếp (1105/2034).

Các hành vi ngôn ngữ trực tiếp trong lời thoại phức hợp thường là hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp trở lên đi kèm như trả lời - hỏi, chấp nhận – yêu cầu v.v...vì nó vừa là hành vi hồi đáp vừa là hành vi dẫn nhập. Xin dẫn ví dụ tiêu biểu dưới đây:

Ví dụ (38):

- Thưa bác Hỷ ! Đáng lẽ tôi phải về nhà rồi, nhưng để tỏ ra con người có trước có sau tôi quay lại, xin hỏi ông bà một câu: Ông bà không thấy em Nhình nói gì với ông bà hay sao?

- Tao chẳng thấy con gái tao nói gì! Mày hãy về nhà mày đi. – Bà Hỷ bình tĩnh hơn. Nó lại cười to và cười dài rồi nói.

- Thôi được, tý nữa em Nhình về bác bá hãy hỏi nó. À, mà cũng chẳng cần hỏi rồi em Nhình sẽ tự nói thôi mà. Lúc nãy tôi về tôi quên chào bác bá. Nay tôi xin chào bác bá đã cho tôi ở nhờ, ăn nhờ hai năm ròng. Tôi cảm ơn, tôi xin về nhà tôi.

[60,115]

cuộc thoại. Trong đó, lời của nhân vật chứa hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Trong đó, hành vi thứ nhất “Tao chẳng thấy con gái tao nói gì!” là hành vi trả lời cho lời dẫn nhập của bà Hỷ. Hành vi thứ hai là hành vi yêu cầuMày hãy về nhà mày đi” có vai trò dẫn nhập cho lời thoại, đòi hỏi một hành vi hồi đáp tiếp theo. Lòng người tức là lòng trời cháu ạ”. Ngoài ra, trong lời thoại này cũng chứa lời của tác giả bao gồm hai hành vi trực tiếp miêu tảBà Hỷ bình tĩnh hơn” và “Nó lại cười to và cười dài rồi nói” có tác dụng chú thích cho lời thoại.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)