- Anh Cốc này, nếu vầng trăng kia rơi xuống lòng anh, anh có dám giữ lấy làm của riêng không?
PHẦN KẾT LUẬN
Trong mỗi chương của luận văn đều có mục tổng kết chương. Vì vậy , ở phần kết luận này, chúng tôi chỉ nêu có tính chất tổng quan những điểm đã làm được trong luận văn.
Thứ nhất, luận văn đã nêu được một cách khái quát những vẫn đề lý thuyết được làm căn cứ lý luận cho luận văn, đó là: lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn.
Thứ hai, luận văn đã nêu được một kết quả khảo sát cụ thể, đáng tin cậy về lời thoại, đó là 1449 trường hợp. Đồng thời, dựa vào các tiêu chí, số liệu này đã được nêu rõ trong các bảng tổng kết về các tiểu loại.
Thứ ba, chương 2 đã trình bày cấu tạo ngữ pháp của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về mặt cấu tạo ngữ pháp.
Theo tư liệu thống kê, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia làm 3 loại căn cứ vào chức năng của chúng trong cuộc thoại, đó là:
- Lời thoại có chức năng dẫn nhập (lời thoại là tham thoại dẫn nhập). - Lời thoại có chức năng hồi đáp (lời thoại là tham thoại hồi đáp). - Lời thoại vừa có chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp (tạm gọi là kiểu lời thoại đa chức năng hay lời thoại phức hợp).
Tìm hiểu cấu tạo ngữ pháp của lời lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp, luận văn đã xét các kiểu cấu tạo câu (câu đơn, câu phức, câu ghép) và chuỗi câu của các lời thoại này. Trong tổng số 1449 lời thoại, kiểu cấu tạo của lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp là chuỗi câu chiếm số lượng lớn nhất so với các kiểu cấu tạo ngữ pháp khác. Lời dẫn nhập và lời hồi đáp không có kiểu cấu tạo ngữ pháp là câu ghép đẳng lập.
- Dựa vào cách phân loại các hành vi ngôn ngữ của Searle, các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng được xếp vào 5 lớp, đó là: lớp hành vi miêu tả, xác tín (lớp hành vi trình bày), lớp hành vi điều khiển, lớp hành vi cam kết, lớp hành vi biểu cảm và lớp hành vi tuyên bố. Các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín có số lượng nhiều nhất nhưng hành vi được sử dụng nhiều nhất lại là hành vi hỏi thuộc lớp hành vi điều khiển.
- Chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) được tách thành hai nhóm: chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là nhân vật trong tác phẩm và chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là tác giả trong tác phẩm. Trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, nhóm hành vi ngôn ngữ có chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là nhân vật trong tác phẩm chiếm số lượng chủ yếu.
- Dựa vào tiêu chí đích ở lời, hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) được chia thành hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp chiếm ưu thế sử dụng chủ yếu trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng.
Thứ năm, chương 4 đã trình bày một số yếu tố cơ bản thể hiện đặc điểm riêng đó là: hệ thống từ ngữ tiếng dân tộc, thành ngữ, phương thức diễn đạt và phong tục tập quán của người Tày thể hiện trong lời thoại. Từ đó có thể thấy cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc và bản sắc văn hoá dân tộc Tày thấm đượm trong những lời thoại của ông.
Nghiên cứu lời thoại văn xuôi Vi Hồng là việc làm bổ ích và tốn nhiều công sức. Do năng lực có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong sự đóng góp, trao đổi ý kiến của quý thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này./.