Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 56 - 59)

Theo số liệu điều tra của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn là 91 lời thoại, chiếm tỷ lệ

 11,48% tổng số lời thoại phức hợp (48/793) và chiếm tỷ lệ  6,28% (91/1449) tổng số lời thoại thoại đã khảo sát.

- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt.

a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường

Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường là 86 lời thoại, chiếm tỷ lệ  94,51% (86/91) tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, có thể chia lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường thành hai tiểu loại: câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt và câu đơn tỉnh lược thành phần.

- Số lượng lời thoại phức hợp cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ thành phần nòng cốt câu theo tư liệu của chúng tôi là 66 lời thoại, chiếm tỷ lệ

 76,74% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường (66/86). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (16):

- Ông bà ấy đã muốn đuổi cháu đi từ lâu rồi. Từ khi ông bà ấy biết Nhình Hỷ yêu cháu tha thiết. Nhưng lần này cháu phải đi hẳn khỏi nhà ông ta, không thể chần chừ thêm một ngày.

- Cháu định đi đâu?

- Đi đâu, về đâu? Phận cháu như cây bèo tấm mỏng manh, trôi nổi theo cái dòng đời của cháu. Cháu cũng không biết đi đâu, về đâu nữa. Bà hãy chỉ cho cháu: cháu nên đi về phía mặt trời mọc hay về phương mặt trời lặn?

[60,94]

Lời thoại phức hợp “Cháu định đi đâu?” có cấu tạo là một câu đơn có đầy đủ thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị. Trong đó, chủ ngữ là “Cháu”, vị ngữ là “định đi đâu.

- Số lượng lời thoại phức hợp cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần theo tư liệu của chúng tôi có 20 lời thoại, chiếm tỷ lệ  23,26% tổng số lời

thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường (20/86). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (17):

- Đúng đấy. Nhưng nói cho đúng hơn là các cô gái yêu Đán. Như hôm nay có những hai cô gái hẹn anh ấy đi xem chiếu bóng ở xã bên.

- Đi làm sao được với cả hai?

- Có hôm còn có đến ba cô theo anh ấy. Thế mà Đán nó cũng đi. [58, 128]

Lời thoại phức hợp “Đi làm sao được với cả hai?” trong ví dụ trên có cấu tạo là một câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Nếu khôi phục lại thành phần chủ ngữ, ta sẽ được một câu đầy đủ là: Đán đi làm sao được với cả hai?.

b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt

Theo số liệu thống kê, trong văn xuôi Vi Hồng, có 05 lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt, chiếm tỷ lệ  5,49% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn (5/91). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (18):

- Anh Tàm đâu? – Nồm giả vờ nghiêng ngó. Nồm biết thừa Na đùa, nhưng cô rất tự hào về tình yêu của cô với Tàm, nên cô vui mừng chấp nhận cả những sự đùa như vậy.

- Ê , ê…

- Thôi chúng mình đừng đùa nhau nữa - Nồm nói- mình không muốn ai nói đến anh Tàm của mình… Cái tên ấy chỉ để cho mình gọi thôi, mình có ích kỷ quá không Na?

Lời thoại phức hợp “Ê ,ê…” trong ví dụ trên có cấu tạo là câu đơn đặc biệt. Câu này chỉ gồm từ cảm thán. Từ này thường dùng trong giao tiếp để trêu đùa hoặc chế giễu.

Tóm lại, lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng có thể được hình dung bằng bảng tổng kết 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng

Cấu tạo ngữ pháp Số lƣợng,

tỷ lệ %

Câu đơn bình thƣờng Câu đơn đặc biệt Câu đầy đủ thành

phần nòng cốt câu Câu tỉnh lƣợc

Số lượng 66 20 5

Tỷ lệ % 94,51 5,49

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)