Các hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng theo lối gián tiếp

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 99 - 106)

a. Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối gián tiếp trong lời dẫn nhập

Số lượng hành vi ngôn ngữ sử dụng theo lối gián tiếp trong lời dẫn nhập văn xuôi Vi Hồng theo thống kê của chúng tôi là 16 hành vi, chiếm tỷ lệ

 3,37% tổng số các hành vi có trong lời dẫn nhập (16/475), chiếm tỷ lệ

19,75% tổng số các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (16/81).

Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời dẫn nhập của văn xuôi Vi Hồng chủ yếu được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi. Bên cạnh đó, một số ít hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp như hành vi thông báo hay hành vi miêu tả. Xin dẫn ví dụ tiêu biểu dưới đây:

Ví dụ (39):

- Mày thử tìm xem nhà mày có một thứ gì, hay bản thân mày có một cái gì là của hàng hai, hạng ba hay không? Nếu có một cái - chỉ cần một cái thôi thì bọn tao phục mày lắm !...

[60,84]

Ví dụ trên được trích từ tác phẩm “Đi tìm giàu sang” . Trong đó, bạn bè Ma Chàn đã đặt ra câu hỏi đối với Ma Chàn “Mày thử tìm xem nhà mày có một thứ gì, hay bản thân mày có một cái gì là của hàng hai, hạng ba hay

không?” để nhằm mỉa mai Ma Chàn - một tên ngu đần nhưng hợm hĩnh, khoe của, lúc nào cũng cho rằng mình và mọi thứ của mình là nhất thiên hạ.

Xin dẫn ví dụ khác : Ví dụ (40):

- Có thế nào anh cho chúng em một ý kiến chứ? Sao anh lại đứng như một gốc cây vậy? – Đán sốt ruột hỏi.

- Dễ thôi, có gì mà khó. Ta cứ tổ chức như kiểu cũ nhưng chỉ ăn có một bữa chiều thôi. Ai cầm sổ ghi tiền mừng thì cầm đi! Ai nhận của tặng thì đứng ra. Ai tiếp khách gì khách trẻ thì phân nhau mà tiếp. Khách già thì nhờ bố Slao với già Nhân tiếp hộ…

[58 142]

Trên đây là cuộc đối thoại giữa Đán và Tàm trong tác phẩm “Núi cỏ yêu thương”. Phát ngôn thứ nhất trong lời thoại của Đán “Có thế nào anh cho chúng em một ý kiến chứ?” là hành vi trực tiếp hỏi nhưng đích ở lời là đề nghị rằng: Anh hãy cho chúng em một ý kiến đi. Phát ngôn thứ hai của Đán “Sao anh lại đứng như một gốc cây vậy?” là hành vi hỏi nhưng để đánh giá

thái độ dửng dưng của Tàm trước việc tổ chức đám cưới cho Cốc và Slao. Trong lời dẫn nhập, hành vi ngôn ngữ gián tiếp bộc lộ còn được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp thông báo và miêu tả. Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (41):

- Ôi, con Voi bị toác mặt rồi! Có máu chảy...- Slao nói giọng run run. [58,166]

Trong ví dụ này, thông qua việc thông báo “con Voi bị toác mặt rồi”

miêu tả “ Có máu chảy...”, Slao đã bộc lộ sự sợ hãi của mình.

b. Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối gián tiếp trong lời hồi đáp

lệ  3,49% tổng số các hành vi có trong lời hồi đáp (17/487), chiếm tỷ lệ

20,99% tổng số các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (17/81).

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời hồi đáp có khi là hành vi đe doạ

thông qua hành vi hỏi hoặc hành vi thông báo, có khi là hành vi bác bỏ thông qua hành vi miêu tả, có khi là hành vi bộc lộ thông qua hành vi hỏi. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (42):

- Bố biết bố chẳng còn sống được với con với cháu! Bố cố đợi chờ cho vợ con có con...

- Sáng nay nhà con vừa đẻ con trai.

[59,88]

Ví dụ trên được trích trong tác phẩm "Chồng thật -vợ giả". Rằng Xao

thông báo với bố mình "Sáng nay nhà con vừa đẻ con trai" để an ủi ông yên tâm nhắm mắt vì bố Rằng Xao đang rất mong mỏi nhìn thấy đứa cháu đích tôn trước khi gần đất xa trời.

Bên cạnh đó, trong lời hồi đáp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp dọa còn được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi. Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (43):

- Đời này con cháu cháu chúng ta giỏi chữ văn minh hơn chúng ta nhiều lắm, chú à.

- Ồ, cái chữ leo dây xoắn ấy à? Đến cái chữ người Tây còn chẳng ăn ai huống hồ quốc ngữ, cái chữ chỉ để ghi những thơ văn nhảm nhí.

- Thế mà cái chữ ấy đã đánh đổ cả chữ Tây, chữ vuông đấy.

- Bác nói thế không sợ phạm huý đến thánh Khổng à?

[58,66]

Đây là cuộc thoại diễn ra giữa già Nhân và lão chánh Kiệm trích trong tác phẩm “Núi cỏ yêu thương”. Trong lời hồi đáp, chánh Kiệm đã dùng hành

vi hỏi “Bác nói thế không sợ phạm huý đến thánh Khổng à?” để doạ già Nhân vì già Nhân ủng hộ cho chữ quốc ngữ hơn là chữ vuông - một biểu tượng của thánh Khổng được hầu hết cộng đồng tôn thờ.

c. Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo lối gián tiếp trong lời thoại phức hợp

Theo thống kê của chúng tôi, số lượng hành vi ngôn ngữ sử dụng theo lối gián tiếp trong lời thoại phức hợp của văn xuôi Vi Hồng là 48 hành vi, chiếm tỷ lệ  4,16% tổng số các hành vi có trong lời thoại phức hợp (48/1153), chiếm tỷ lệ  59,26% tổng số các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (48/81).

Trong lời thoại phức hợp, số lượng hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng nhiều hơn so với lời dẫn nhập và lời hồi đáp. Nhưng giống với lời dẫn nhập, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại phức hợp cũng chủ yếu được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi. Ngoài ra, số ít hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ trực tiếp khẳng định, miêu tả

hoặc tuyên bố. Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu dưới đây: Ví dụ (44):

- Anh Eng bảo em đi tìm giàu sang. Bà em thì bảo anh Eng đi tìm giàu sang chủ yếu ở hai bàn tay và khối óc. Còn em thì đi buôn. Buôn nhỏ rồi buôn lớn. Như vậy mới chóng tìm đến giàu sang.

- Nọi mà cũng biết buôn bán ư? Người ta bảo tất cả những kẻ đi buôn bán đều ăn gian nói dối có phải không Nọi?

- Nó cũng tuỳ người chị à…

[60, 203] Ví dụ (45):

anh yêu em, lấy em làm vợ, em có bằng lòng không? Em thấy có nên không? Nếu nên hay không nên em cứ bảo thẳng anh như đứa em gái nói với anh trai của mình.

- Trời ơi…đất ơi! - Nồm khẽ rên rỉ - Em không còn xứng đáng với anh nữa anh Tàm ạ! Em là bông hoa rữa đã tàn…Nồm lại khóc – Tàm kéo Nồm lại sát mình.

- Em đừng khóc, Nồm! Mọi chuyện của em anh biết cả. [58, 157-158]

Ví dụ (46):

- Sao bảo anh ốm mà? Na hỏi… - Anh khoẻ rồi.

- Tốt quá! Anh cùng em sang dự đám cưới đi! Cốc, Slao và mọi người cứ hỏi anh, mong anh đấy – Na nói sôi nổi.

- Nhưng nhà không ai trông?

- Anh cứ làm như ở đây có kẻ cắp như kiến không bằng! Anh mở cửa suốt đêm xem người Nậm Đáo có thèm lấy của anh không? – Na nói có vẻ giận dỗi.

- Nhưng anh…anh buồn! À không…anh vẫn mệt…- Hoan trở nên lúng túng thật sự.

[58,146]

Trong ví dụ (44), Nhình Hỷ đã bộc lộ thái độ nghi ngờ đối với Nọi qua hành vi hỏiNọi mà cũng biết buôn bán ư?” vì trong suy nghĩ của Nhình Hỷ, một cô gái như Nọi không thể đi buôn được.

Trong ví dụ (45), trước lời tỏ tình của Tàm, Nồm đã thể hiện sự từ chối thông qua sự khẳng địnhEm không còn xứng đáng với anh nữa anh Tàm ạ”

Còn trong ví dụ (46), ba phát ngôn của Hoan bao gồm: phát ngôn thứ nhất “Nhưng nhà không ai trông?” là hành vi hỏi, phát ngôn thứ hai “Nhưng anh…anh buồn!” là hành vi giải thích và phát ngôn thứ ba “À không…anh vẫn mệt…” là hành vi khẳng định để nhằm một đích khác là từ chối lời đề nghị của Na “Anh cùng em sang dự đám cưới đi!”. Trong cuộc thoại đã dẫn, thông qua hành vi hỏi “Anh mở cửa suốt đêm xem người Nậm Đáo có thèm lấy của anh không?”, nhân vật Na đã gián tiếp khẳng định với Hoan rằng: Ở Nậm Đáo không có người ăn cắp. Đồng thời qua hành vi hỏi, Na cũng gián tiếp bộc lộ thái độ trách móc, giận dỗi với Hoan.

3.2.3. Kết luận

Căn cứ vào tiêu chí đích ở lời của hành vi ngôn ngữ, chúng ta nhận thấy, trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, hành vi ngôn ngữ trực tiếp được sử dụng với số lượng lớn hơn rất nhiều so với hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Xét cụ thể trong từng loại lời thoại, tỷ lệ của hành vi ngôn ngữ trực tiếp cũng chiếm ưu thế hơn hẳn so với hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Có thể hình dung hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 3.8 sau đây:

Bảng 3.8. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng

Hành vi ngôn ngữ

Số lƣợng Tổng số Tỷ lệ %

Hành vi ngôn ngữ trực tiếp Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Ở lời dẫn nhập Ở lời hồi đáp Ở lời thoại phức hợp Ở lời dẫn nhập Ở lời hồi đáp Ở lời thoại phức hợp Số lƣợng 459 470 1105 16 17 48

3.4. Kết luận chƣơng

Xét lời thoại của văn xuôi Vi Hồng từ phương diện dụng học, trong giới hạn một chương, chúng tôi chỉ tìm hiểu hành vi ngôn ngữ của lời thoại ở một số nội dung chủ yếu như sau:

Dựa vào cách phân loại các hành vi ngôn ngữ của Searle, chúng tôi xếp các hành vi ngôn ngữ được Vi Hồng sử dụng trong lời thoại vào 5 lớp, đó là: lớp hành vi miêu tả, xác tín (lớp hành vi trình bày), lớp hành vi điều khiển, lớp hành vi cam kết, lớp hành vi biểu cảm và lớp hành vi tuyên bố. Trong 05 lớp này, lớp hành vi miêu tả, xác tín chiếm số lượng nhiều nhất nhưng hành vi

hỏi thuộc lớp hành vi điều khiển lại được sử dụng nhiều nhất.

Chúng tôi cũng đã tiến hành phân loại hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói. Theo đó, hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng được tách thành hai nhóm: chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là nhân vật trong tác phẩm và chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là tác giả trong tác phẩm. Trong đó, nhóm hành vi ngôn ngữ có chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là nhân vật trong tác phẩm chiếm số lượng chủ yếu.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân loại hành vi ngôn ngữ lời thoại của văn xuôi Vi Hồng dựa vào tiêu chí đích ở lời. Dựa vào tiêu chí này, hành vi ngôn ngữ được chia thành hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp được sử dụng với số lượng chủ yếu trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng.

Có thể thấy, hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng được sử dụng tương đối phong phú và đa dạng. Điều đó đã góp phần làm cho lời thoại của tác phẩm giàu màu sắc và sinh động và cũng cho ta thấy được sự đa dạng trong hội thoại trong tác phẩm của Vi Hồng.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)