Lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 44 - 46)

Chuỗi câu là một tập hợp các câu được sắp xếp theo một trình tự nhất định, biểu đạt một nội dung ý nghĩa nhất định.

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, trong một số tác phẩm văn xuôi Vi Hồng được chọn làm ngôn liệu, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu có 278 trường hợp, chiếm tỷ lệ  84,75 % tổng số lời dẫn nhập (278/328) và chiếm tỷ lệ 19,19 % tổng số lời thoại đã khảo sát (278/1449).

Có thể chia lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu thành 02 tiểu loại: - Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hai câu.

- Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hơn hai câu.

a. Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hai câu

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hai câu có 64 trường hợp, chiếm tỷ lệ  23,02% tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu (64/278). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (6): Ma Chàn lại đến nhà Áo Cang mà cả.

- Tôi thuê ông số tiền bằng con lợn một tạ. Ông xâu néo mũi con trâu đầu đàn nhà ông Hỷ cho tôi.

[60, 55]

Trong ví dụ này, lời dẫn nhập “Tôi thuê ông số tiền bằng con lợn một tạ. Ông xâu néo mũi con trâu đầu đàn nhà ông Hỷ cho tôi” cấu tạo là một chuỗi gồm hai câu: một câu phức “Tôi thuê ông số tiền bằng con lợn một tạ” và một câu đơn “Ông xâu néo mũi con trâu đầu đàn nhà ông Hỷ cho tôi”.

b. Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hơn hai câu

Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hơn hai câu trở lên có 214

lượt sử dụng, chiếm tỷ lệ  76,98 % tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu. Dưới đây là một ví dụ:

Ví dụ (7):

- Nồm, anh hỏi thật em nhé! Chuyện giữa anh và chị Đài của em, em biết rồi. Anh muốn trả hết nghĩa hết tình…Anh có lỗi với cụ…Bây giờ nếu anh yêu em, lấy em làm vợ, em có bằng lòng không? Em thấy có nên không? Nếu nên hay không nên em cứ bảo thẳng anh như đứa em gái nói với anh trai của mình.

- Trời ơi…đất ơi! - Nồm khẽ rên rỉ - Em không còn xứng đáng với anh nữa anh Tàm ạ! Em là bông hoa rữa đã tàn…

[58, 157]

Chuỗi câu tạo thành lời dẫn nhập ở ví dụ trên gồm 7 câu, trong đó có: 05 câu đơn (Nồm, anh hỏi thật em nhé; Chuyện giữa anh và chị Đài của em, em biết rồi; Anh muốn trả hết nghĩa hết tình; Anh có lỗi với cụ; Em thấy có nên không) và 02 câu ghép chính phụ chỉ giả thiết/hệ quả (Bây giờ nếu anh yêu em, lấy em làm vợ, em có bằng lòng không; Nếu nên hay không nên em cứ bảo thẳng anh như đứa em gái nói với anh trai của mình”).

Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là một chuỗi câu qua bảng tổng kết 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng

Cấu tạo ngữ pháp Số lƣợng,

tỷ lệ %

Chuỗi câu gồm 02 câu Chuỗi câu có hơn 02 câu

Số lượng 64 214

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)