Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng dân tộc

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 106 - 111)

- Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ;

- Phương thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng);

- Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng.

4.1. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng dân tộc tiếng dân tộc

Tiếng dân tộc là những từ được dùng hạn chế ở một dân tộc. Đây là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Tuy nhiên, từ dân tộc có sắc thái biểu cảm lớn so với các từ đồng nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.

Nhà văn Vi Hồng là một trong số các tác giả đã sử dụng vốn từ địa phương một cách hiệu quả nhằm tạo nên bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc độc đáo trong các tác phẩm của mình. Ông đã đưa vào lời thoại của mình những từ ngữ địa phương một cách tự nhiên và sinh động. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (1):

để đuổi chó, ném quạ, một mẩu đất để cắm mũi dùi cũng không. Mẹ cháu thì chết từ khi cháu mới biết cầm đũa ăn cơm. Bố cháu thì có lúc làm quan lại có lúc làm tù, và lúc khác là kẻ nghiện nghập, đo cứt sái cho thiên hạ khinh rẻ như hòn đất dính đế guốc...

[58, 3] Ví dụ (2):

- Anh chỉ còn cơ ngơi này và hai cánh đồng. Hai cánh đồng có lẽ cũng chỉ bằng cánh đồng trước cửa rừng Tu Đông anh vừa bán cho tôi có phải không?

- Đúng thế. Tất cả chỉ còn có thế. Rồi mai kia những đám ruộng nọ và cả mấy ngôi nhà đây nữa sẽ dần dần chui vào cái lỗ tẩu hết thôi.

[60, 229-230]

Trong hai ví dụ trên, những tên thác, tên sông, tên rừng, tên bản tên mường (mường Đán Đại , sông Nặm Đáo, rừng Tu Đông) chỉ nghe qua đã thấy màu sắc dân tộc Tày rất rõ nét. Chưa kể mỗi cái tên đều mang sắc thái ý nghĩa khi chuyển qua ngôn ngữ Kinh. Ví dụ: sông Nậm Đáo trong tiếng Kinh có nghĩa là sông nước Hồng - chỉ sự phì nhiêu, bình yên; Tu Đông trong tiếng Kinh có nghĩa là cửa rừng. Đối với những người Việt Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc nói chung, cuộc sống của họ gắn với rừng núi, với sông. Vì thế, nhà văn Vi Hồng đã gửi gắm sự gắn bó giữa con người Việt Bắc với thiên nhiên thông qua việc dùng song song cả tiếng Tày và tiếng Việt trong lời thoại của tác phẩm như ví dụ vừa dẫn.

Có những tên địa danh tác giả không giải thích nghĩa nhưng thể hiện sắc thái dân tộc qua việc trở đi trở lại của chúng trong lời thoại cũng như tác phẩm. Xin dẫn ví dụ dưới đây:

- Anh Tàm à. Thanh niên Nậm Đáo giữ rừng Núi Mây không phải làm không công đâu. Mỗi lần khai thác, tính ra tiền, Nhà nước chia cho người giữ một phần ba đấy. Khi làm nhà làm cửa để ở thì tha hồ chặt, chỉ phải viết cái đơn. Đóng giường tủ bằng gỗ lát cũng được nhưng không đem bán, thế thôi.

[58, 74]

Địa danh rừng Núi Mây xuất hiện trong ví dụ này đã trở thành quen thuộc đối với độc giả khi đọc các tác phẩm của Vi Hồng vì những địa danh như thế thường trở đi trở lại trong suốt chiều dài tác phẩm. Vì thế những địa danh này cũng góp phần tạo nên nét bản sắc dân tộc độc đáo trong tác phẩm của ông.

Đặc biệt, "hồn' dân tộc còn được gợi lên qua những cái tên rất đặc trưng của dân tộc xuất hiện trong các lời thoại như: Slao, Nồm, Cốc, Đán...(Núi cỏ yêu thương); Eng Háo, Nhình Hỷ, Xảu Xảy, Nọi Lai...(Đi tìm giàu sang); Thieo Si, Thieo Mây, Cẩu Tệnh, Thu Lú, Cháp Chá... (Chồng thật - vợ giả). Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (4):

- A, à, chào cháu Thieo Mây xinh đẹp cháu thiêng thật! Chú vừa định tìm đến nhà cháu - Thieo Mây ngạc nhiên.

- Ôi, có việc gì mà chú phải đến nhà tìm cháu hay anh Vàng Khao lại săn được thịt hươu thịt nai?

[59, 210] Ví dụ (5):

- Này Eng Háo, dừng tay nói chuyện đã nào. Mày là người ở, kẻ khó nhưng tao vẫn thích nói chuyện với mày. Vì cả mường này tao chỉ thấy mày là người đẹp trai gần bằng tao! Chứ những thằng khác ấy à chỉ là con đom đóm so với vầng trăng rằm thôi.

- Kính trình anh Ma Chàn giàu sang và tôn quý! Em là kẻ khó người ở, kẻ nghèo hèn này chẳng bao giờ dám so sánh với anh cao sang. Xin anh tha thứ cho.

[60, 37- 38]

Mỗi cái tên xuất hiện trong các lời thoại vừa dẫn: Thieo Mây, Vàng Khao (trong ví dụ (4)) Eng Háo hay Ma Chàn (trong ví dụ (5)) đều mang màu sắc của dân tộc Tày. Tên gọi của nhân vật không hề cầu kỳ, hoa mỹ mà lại thể hiện được sự mộc mạc, gần gũi giống như cuộc sống của người Tày vậy.

Để thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm của mình, nhà văn Vi Hồng không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thành công các danh từ riêng mà còn sử dụng hiệu quả các từ xưng hô trong lời thoại. Xin dẫn hai ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (6):

- Con ơi! Bố mẹ có lời “bố tang” (xin lỗi) đến con, bố mẹ không bỏ con đâu, nhưng tại cái lão chánh Kiệm già héo khô ấy…Thôi, mặc cho lão…Thế….con tự chọn lấy người đưa dâu hay để bố mẹ mờ như cũ thì bảo mẹ…

[58, 143] Ví dụ (7):

- Cháu Ma Chàn à, cháu về nhà cháu đi. Cái Nhình nó không yêu cháu,

bác bá cũng không muốn ép nó thêm nữa. Bởi đã ép nó hai năm rồi mà nó vẫn không chịu. Cháu biết đấy... - Thằng Ma Chàn kinh ngạc.

- Cái điều bác bá muốn đuổi cháu về nhà thì cháu biết từ năm ngoái. Năm ngoái bác bá đã đuổi cháu về rồi. Nhưng vì chai mật ong thần kỳ, nên cháu lại được về đây, về gần em Nhình thân yêu. không cần những chai mật ong kỳ diệu đó nữa hay sao?

Ở ví dụ (6), trong lời thoại, từ "xin lỗi" trong tiếng Việt được diễn đạt bằng từ tiếng Tày có cùng nghĩa tương đương là "bố tang". Kiểu xin lỗi cũng rất “Tày” giúp chúng ta hiểu được lối ứng xử rất hiền hoà, chừng mực của người Tày. Còn trong ví dụ (7), những đại từ xưng hô bác, bá của nhân vật hội thoại sử dụng đều được dùng theo cách nói của người Tày. Người Kinh thường dùng từ xưng hô "bác" cho cả bác trai và bác gái. Nhưng người Tày lại dùng riêng: Bác để chỉ bác trai; để chỉ bác gái. Cách dùng này cũng là một trong những đặc trưng trong cách xưng hô của người Tày.

Thông qua lời thoại trong các tác phẩm của Vi Hồng, chúng ta còn được biết đến các loài hoa lạ, hoa đẹp, loài chim đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Xin dẫn hai ví dụ dưới đây:

Ví dụ (8):

- Những con sam – pec mùa này khổ nhỉ? – Slao nói.

- Anh tài khổ hơn, vì phải nằm trong tổ suốt ngày, lại phải nhổ lông mình ra lót ổ cho con nở nữa – Đán nói.

[58,113] Ví dụ (9):

- Thế còn bông bióoc loỏng trên rừng, ngày nào anh cũng lên với nó thì anh nghĩ sao?

- A…Slao nói đúng lắm. Bióoc loỏng, hoa đẹp nhất rừng, thơm nhất các loài hoa. Đán này chẳng dám với đến bông hoa đẹp như vậy đâu.

[58,125]

Ở hai ví dụ vừa dẫn, trong lời thoại của nhân vật, nhà văn Vi Hồng đã giới thiệu hình ảnh hai loài chim đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc là chim sam- pec và chim anh tài (ví dụ (8)) và hình ảnh những bông hoa bióoc loỏng (ví dụ (9). Nếu hoa bióoc loỏng là loài hoa đẹp nhất rừng bởi hương sắc rực rỡ

lông ức, lông cánh và lông đuôi màu đen điểm trắng, màu vàng tươi. Nhìn sam - péc bay ngỡ đó là những nàng tiên trong truyện cổ đang múa lượn trên trời đầy nắng rực rỡ. Nhờ những hình ảnh này, lời thoại của Vi Hồng dường như trở nên sinh động hơn và ấn tượng hơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.pdf (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)