Mật độ là một trong những yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng, Mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ thấp sẽ lãng phí đất, phải tốn công chăm sóc và diệt cỏ dại. Hơn nữa, mật độ thấp cành nhánh phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ nguyên liệu. Mật độ trồng ban đầu như thế nào thì có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải căn cứ vào mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào lập địa nơi gây trồng. Tuy nhiên, vấn đề này ở trong nước vẫn còn ít các công trình nghiên cứu, theo kinh nghiệm ở một số công ty trồng rừng nguyên liệu hiện nay thường trồng từ 1660-2500 cây/ha đối với các loài cây mọc nhanh và trung bình, mật độ này đã phải là tối ưu chưa? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời một cách có khoa học. Khi đánh giá rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) [5] đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau là: 952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3 năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666cây/ha (21m3/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả cho rằng đối với Keo
lai ở vùng Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666cây/ha là thích hợp nhất.
Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ Đề mật độ trồng từ 1200-1500cây/ha, Bạch đàn là 1000cây/ha, quy trình trồng rừng thâm canh Bạch đàn E. urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 1110- 1660cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần loài từ 200-2500cây/ha, trồng xen có thể trồng từ 1000-1250cây/ha (Vụ KHCN&CLSP) (2001) [43]. Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và từng loại giống mới đã được cải thiện và bổ sung,...
Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ làcông trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn (2006) [37] đã bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: 1330cây/ha (3x2,5m); 1660cây/ha (3x2m) và 2500cây/ha (2x2m), giống hỗn hợp của các dòng Keo lai BV5; BV10 và BV33, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Qua thống kê sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98% - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm đều giảm những vẫn đạt từ 91,67%- 93,52%. Số liệu sinh truởng và kết quả phân tích phương sai cho thấy sau 1 năm mật độ trồng đã bắt đầu có ảnh hưởng rõ đến khả năng sinh trưởng cả về đường kính, chiều cao và đường kính tán của Keo lai (Ftt>F05), sau 2 năm tuổi sự ảnh hưởng này càng thể hiện rõ hơn (Ftt>F05), tốt nhất thuộc về mật độ 1330cây/ha, tiếp theo ở mật độ 1660cây/ha và kém nhất ở mật độ 2500cây/ha. Cũng nghiên cứu vê mật độ trồng rừng với mục tiêu nguyên liệu dăm giấy, Nguyễn Huy Sơn (2006) [37] đã bố trí thí nghiệm mật độ trên đất phù sa cổ tại Đồng Nơ (Bình Phước) gồm 3 công thức: 1100cây/ha (3x3m), 1660cây/ha (3x2m), 2220cây/ha (3x1,5m), cây con được nhân giống bằng phương pháp giâm hom hỗn hợp của các dòng TB03
cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng sâu 40cm, bón lót đồng nhất 200g NPK+100g vi sinh. Sau 24 tháng tuổi tỷ lệ sống giữa các công thức mật độ biến động từ 86,46-97,90%. Cao nhất ở mật độ 1100cây/ha và giảm dần theo chiều tăng của mật độ, thấp nhất ở mật độ 2220cây/ha. Khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức mật độ sau 24 tháng tuổi đã khác nhau rõ rệt (Ft>F05), cao nhất ở mật độ 1100cây/ha với đường kính đạt 7,72cm, chiều cao 8,79m, tiếp theo là mật độ 1660cây/ha có các trị số tương ứng là 6,46cm và 7,40m, thấp nhất là mật độ 2220cây/ha có các trị số tương ứng là 5,58cm và 7,12m. Như vậy, mật độ có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng.