Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm nếu quy mô sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 88 - 91)

- Ở huyện Định HoáThái Nguyên hiện nay đa số các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng

3. Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm nếu quy mô sản xuất

phẩm nếu quy mô sản xuất nhỏ phân tán.

Bảng 4.20 cho thấy để phát triển mô hình tổ chức trồng RSX này cần tạo điều kiện cho các chủ rừng vay vốn và giải quyết những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với các chủ rừng là doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Đối tượng có nhiều tiềm năng nhưng chưa thu hút được sự quan tâm. Hiện nay, mô hình này vẫn được xem là chủ đạo ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên. Tuy vậy, đối với các chủ rừng là hộ gia đình do khó khăn về vốn trồng rừng nên số lượng hộ tham gia sản xuất theo mô hình này còn rất hạn chế.

Trong thực tiễn sản xuất, để đáp ứng nhu cầu lao động vào các thời vụ sản xuất lâm nghiệp hầu hết các chủ rừng đều phải thuê nhân công dưới các hình thức khoán công việc khác nhau hoặc giao khoán đất rừng. Chính vì vậy, mô hình này trong thực tế khá đa dạng về hình thức. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy tại lâm trường Định Hoá-Thái Nguyên có các hình thức giao khoán trồng RSX sau đây:

* Khoán theo công việc hoặc khoán theo công đoạn trồng rừng

Đây là hình thức các chủ rừng khoán công việc cho các hộ dân từ khâu trồng đến chăm sóc, bảo vệ rừng trong 3 năm đầu sau đó giao lại cho chủ rừng. Hộ nhận khoán chỉ được hưởng thù lao theo đơn giá khoán từng phần việc. Hình thức khoán này thích hợp với những hộ nghèo không có vốn đầu tư nhưng có lao

nhận khoán với sản phẩm cuối cùng nên chưa huy động được tiền của, công sức của các hộ nhận khoán trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Hình thức này được lâm trường Định Hoá-Thái Nguyên áp dụng với hầu hết các diện tích rừng trồng sản xuất tập trung, lực lượng chuyên trách của lâm trường có khả năng bảo vệ tốt.

* Khoán hàng năm:

Chủ rừng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng hàng năm với hộ gia đình. Người nhận khoán chỉ được hưởng tiền công khoán, bình quân 50.000đ/ha/năm. Hình thức này có ưu điểm là việc tổ chức bảo vệ rừng tập trung hơn, quản lý điều hành thuận lợi. Tuy nhiên, do thời gian giao khoán ngắn nên trách nhiệm của hộ nhận khoán bị hạn chế và không quan tâm đến kết quả cuối cùng. Lâm trường Định Hoá-Thái Nguyên vẫn áp dụng hình thức này đối với những diện tích rừng trồng sản xuất nhỏ lẻ, xen kẽ dân.

* Khoán ổn định, lâu dài:

Hình thức khoán này áp dụng chủ yếu trồng rừng mới với thời gian giao khoán là 1 chu kỳ kinh doanh. Qua khảo sát cho thấy, tại địa bàn huyện Định Hoá-Thái Nguyên có 2 hình thức khoán lâu dài:

- Hộ gia đình nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khi rừng thành thục công nghệ. Trong 3 năm đầu được hưởng theo định suất đầu tư của Nhà nước từ năm thứ 4 mỗi năm được hưởng 50.000đ/ha/năm.

- Bên nhận khoán tự đầu tư vốn để trồng, bảo vệ đến khi rừng thành thục công nghệ. Được hưởng toàn bộ sản phẩm còn lại sau khi nộp cho lâm trường 20% giá trị sản phẩm khai thác chính.

Khoán ổn định, lâu dài có ưu điểm sau:

- Rừng đã có chủ hộ nhận khoán chủ động, phát huy được tính năng động, sáng tạo; khai thác tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật của mình; gắn quyền lợi của người nhận khoán với sản phẩm cuối cùng.

- Các hộ gia đình có thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần vào việc đói giảm nghèo, tạo được mối quan hệ gắn bó giữa các hộ công nhân, nông dân

và lâm trường.

Tuy nhiên hình thức khoán này còn có mặt hạn chế sau:

- Đối với hộ nghèo, hình thức này chưa phát huy được hết hiệu quả. Một số hộ nhận khoán thiếu vốn đầu tư, trong khi vốn hỗ trợ từ lâm trường hạn chế nên ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng.

- Có trường hợp người nhận khoán chặt tỉa dần cây rừng để bán. Khi rừng đến tuổi khai thác chính, sản lượng gỗ còn lại rất ít, phần của lâm trường được hưởng không đủ bù đắp các chi phí đã đầu tư.

Tuy nhiên hình thức này vẫn được lâm trường Định Hoá-Thái Nguyên thực hiện tốt với những hộ nhận khoán có lực lượng lao động tại chỗ và các hộ công nhân lâm trường.

Mô hình 2: Chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX

Đây là hình thức mới đang được triển khai tại huyện Định Hóa do lâm trường Định Hóa làm chủ đầu tư. Mục đích chính trong việc liên kết trồng rừng này nhằm tích tụ đất đai đã được giao cho các hộ gia đình thành vùng lớn đủ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến. Một thực tế hiện nay là đất giao cho các hộ gia đình khá manh mún, một phần các diện tích này lại nằm xen kẽ, rải rác trong diện tích đã được giao cho lâm trường, vì vậy liên kết sẽ tăng lượng đất để trồng rừng cũng như dễ dàng hơn trong công tác bảo vệ. Mục đích thứ hai là nhằm thu hút lao động địa phương vào trồng rừng và bảo vệ rừng sản xuất. Đây là vấn đề rất quan trọng vì địa bàn vùng sản xuất rộng, khối lượng công việc hàng năm thực hiện lớn và có tính chất thời vụ, nếu không có đủ lực lượng lao động thì lâm trường khó có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. Mô hình này có một số đặc điểm được trình bày trong bảng 4.21.

Bảng 4. 21: Đặc điểm của mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX

Trách nhiệm của lâm trường Trách nhiệm của hộ gia đình 1. Xây dựng phương án kinh

doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)