Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 72 - 86)

- Ở huyện Định HoáThái Nguyên hiện nay đa số các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng

8 Lao động thường xuyên và nhiều lao

4.4.1. Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa

rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hóa

4.4.1. Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa huyện Định Hóa

4.4.1.1. Các chính sách liên quan đến trồng rừng sản xuất tại địa phương

Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận động

theo cơ chế thị trường. Sau đây là tóm lược các nội dung một số chính sách quan trọng đó.

a) Chính sách về quản lý rừng:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn quy định: RSX là rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất RSX có độ che phủ từ 0,1 trở lên; RSX được sử dụng chủ yếu để sản xuất gồm rừng trồng và rừng tự nhiên. Văn bản này còn quy định về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ làm giàu RSX là rừng nghèo, trồng RSX gỗ lớn, quý, đặc sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ dân nơi có khó khăn tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cho thuê, đấu thầu đất, miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi cho trồng rừng; giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển nói chung và quy hoạch, kế hoạch phát triển, sử dụng RSX nói riêng.

- Quyết định 08/2001/TTg ngày 11/1/2001: Quyết định này quy định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Trong quyết định này có quy định về đất lâm nghiệp; cấp có thẩm quyền giao và cho thuê đất lâm nghiệp cũng như tổ chức quản lý, kinh doanh, sử dụng RSX là rừng tự nhiên; phân chia xác định ranh giới 3 loài rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

Những chính sách về quản lý rừng đã xác lập được cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch và kế hoạch đối với RSX cũng như đưa ra những định hướng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ trồng RSX có tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện trên thực tế gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân; thủ tục còn rườm rà phức tạp, chưa có những hướng dẫn cụ thể để thực thi quy hoạch trên thực địa, việc quy hoạch còn chồng chéo… Do vậy, khâu giao đất RSX là rừng tự nhiên cũng như khâu cho thuê đất để trồng RSX chưa thực hiện được mặc dù không thiếu những nhà đầu tư.

b) Chính sách về đất đai:

đất kinh doanh RSX phải chuyển sang chế độ thuê đất. Các lâm trường có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông – lâm nghiệp mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó với hạn mức không quá 30 ha, thời hạn tối đa 50 năm và được xem xét để giao tiếp nếu có nhu cầu. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Các tổ chức (lâm trường quốc doanh) không có quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất. Đất trồng RSX không được sử dụng trong 24 tháng liền sẽ bị thu hồi. Luật cũng quy định cấp có thẩm quyền được quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình.

- Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp quy định; đất lâm nghiệp đã được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp theo Luật đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian được nhận giao là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng nếu cây có chu kỳ kinh doanh trên 50 năm sẽ được giao tiếp.

- Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp quy định: doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao đất thực hiện khoán đất lâm nghiệp, thời hạn giao khoán đối với RSX theo chu kỳ kinh doanh, tiền công khoán theo theo thuận.

- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp quy định: Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển RSX không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông, lâm nghiệp với hạn mức đất không quá 30 ha với thời hạn 50 năm, nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết hạn vẫn được Nhà nước giao tiếp để sử dụng. Nghị định này còn quy định: Nhà

triển RSX với thời hạn không quá 50 năm, trường hợp có nhu cầu thuê đất trên 50 năm phải được Thủ trưởng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm.

- Các nghị định số 02/CP (1994), 01/CP (1995), 163/CP (1999) và Luật Đất đai (sửa đổi năm 2003) đã có nhiều quy định cụ thể về giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài cũng như theo chu kỳ kinh doanh, từng bước tạo khung pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu đất đai với các mức độ ưu đãi khác nhau. Chính những quy định mang tính cởi mở này đã khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Tuy nhiên, việc giao và chia đất đai manh mún như hiện nay là một trong những khó khăn không nhỏ cho mục tiêu trồng RSX tập trung tạo sự ngần ngại cho các nhà dầu tư bởi trên thực tế khó tìm được đất đai để trồng rừng trên quy mô lớn.

c) Các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế sử dụng đất:

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn quy định rõ: Nhà nước lập các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Các hoạt động đầu tư vào trồng rừng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ lâm nghiệp (như xây dựng cầu đường, bến bãi, làm đất gieo ươm cây giống…) được xếp vào nhóm A –lĩnh vực ngành nghề cần khuyến khích. Hoạt đồng trồng rừng sản xuất phần lớn lại được thực hiện tại các địa phương miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, (thuộc danh mục B), vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (danh mục C) nên cũng được ưu đãi. Như vậy, xét cả hai tiêu chí thì hầu hết các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực trồng, bảo vệ RSX đều thỏa mãn cả điều kiện ưu đãi về ngành nghề và ưu đãi về địa bàn. Vì vậy, được hưởng các chính sách sau đây: Miễn nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế sử dụng đất, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới là khuôn khổ pháp lý, còn việc thực thi tại các địa phương lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tiềm lực kinh tế của địa phương, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước….

thu hồi vốn và lãi đơn 2 lần vào năm khai thác chính tương đương giá trị sản phẩm khai thác hàng năm nhưng không quá 5 năm; mức lãi bằng 30 – 50% lãi suất thường (khoảng 7% năm).

+ Tín dụng ưu đãi: Mục đích chính là hỗ trợ các nhà đầu tư theo tinh thần luật khuyến khích đầu tư thương mại (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về tổ chức hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện dưới 3 hình thức; Cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

- Cho vay đầu tư: áp dụng đối với các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, trong đó có các dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung các dự án xây dựng cơ sở chế biến lâm sản. Các dự án trồng rừng nguyên liệu, xây dựng cơ sở chế biến lâm sản tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (danh mục B), mức cho vay không quá 50% tổng mức đầu tư theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Đối với dự án đầu tư địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (danh mục C), mức vốn vay không quá 70% tổng mức đầu tư theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Thời hạn cho vay không quá 15 năm, lãi suất cho vay tương đương 70% lãi suất vay trung và dài hạn bình quân, khi lãi suất thị trường biến động trên 15%, Bộ tài chính sẽ ra quyết định điều chỉnh, lãi suất vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng đầu tiên và giữ nguyên trong suốt thời gian vay. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trung hạn, trong thời gian ân hạn chưa phải trả nợ gốc vẫn phải trả lãi, trồng rừng là 5,4%/năm và xây dựng cơ sở chế biến ván nhân tạo là 3%/năm (từ năm 2002).

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: được áp dụng đối với dự án trồng rừng chưa được vay đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định bằng tổng vốn vay đã đầu tư x 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư.

cây gỗ quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm thì nhà nước hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha. Tuy nhiên phải có dự án và quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công văn số 95/CP – NN ngày 23/01/2003 của Chính phủ về cơ chế trồng rừng thuộc Chương trình Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng quy định từ năm 2003 Nhà nước cho vay vốn trồng rừng tối đa là 10 triệu đồng/ha với lãi suất thương mại, thí điểm hỗ trợ 1 – 1,5 triệu đồng/ha cho một số hộ.

- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: Đối tượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung nhưng chưa được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không được vay hoặc mới được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển. Chủ đầu tư muốn được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện đã được tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh, được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, phải có tài sản bảo đảm cho bảo lãnh. Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp Nhà nước khi được bảo lãnh ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn được bão lãnh.

+ Tín dụng thương mại:

- Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và một số văn bản khác quy định. Đối với hộ gia đình sản xuất lâm nghiệp các ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay đến 10 triệu đồng, với hộ gia đình làm kinh tế trang trại lâm nghiệp, ngân hàng cho vay đến 20 triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm theo đơn xin vay vốn, bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp.

- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 (SDĐNN) và nhiều văn bản khác hướng dẫn thi hành luật trên quy định; mức thuế suất là 4% giá trị sản phẩm khai thác đối với các loài cây lấy gỗ và cây lâu năm thu hoạch 1 lần.

- Thông tư số 09/2002/TT – BTC ngày 23/1/2003của Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn, giảm thuế SDĐNN từ năm 2002 theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng được miễn thuế SDĐNN bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp có diện tích đất trồng rừng tại các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, các hộ thuộc diện nghèo. Đất trồng RSX tại các vùng không thuộc Chương trình 135, không phải là các hộ nghèo chỉ được giảm 50% thuế SDĐNN, nghĩa là phải chịu mức thuế suất là 2% giá trị sản phẩm khai thác.

- Quyết định số 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã định hướng từ năm 1998 đến năm 2010, trồng mới 2 triệu ha rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, rừng gỗ quý hiếm. Một số văn bản khác cũng đã có quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ…

- Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhấn mạnh tới việc phát triển các loại cây làm nguyên liệu giấy, ván gỗ nhân tạo (Tre, Keo, Thông, Bạch đàn..) các cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.

Các chính sách kể trên tuy đã đưa ra những ưu đãi như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn nộp thuế sử dụng đất,…nhưng dường như chưa đủ bởi những cản trở về vốn cũng như lãi suất tiền vay, hạn mức và thời gian vay, thủ tục vay. Do đó việc đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là thâm canh còn ít được chú trọng hoặc bị cắt xén công đoạn.

d) Các chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản

- Quyết định số 136/CP ngày 31/7/1998 sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản có quy định: Chủ rừng khi khai thác rừng chỉ cần báo với UBND Xã nếu dùng tại chỗ, báo với kiểm lâm nếu mục đích là thương mại. Việc vận chuyển gỗ rừng trồng của các hộ chỉ cần giấy xác nhận của kiểm lâm, nếu là doanh nghiệp cần thêm hóa đơn tài chính về bán hàng.

thời điểm và phương thức khai thác mọi sản phẩm khai thác được tự do lưu thông. Việc chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ rừng trồng đã qua chế biến được khuyến khích; trường hợp cơ sở trong nước không sử dụng hết nguyên liệu hoặc chưa đủ điều kiện xây dựng cơ sở chế biến được xuất khẩu sản phẩm nguyên khai.

- Chỉ thị số 19/TTg ngày 16/7/1999 về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng: Khuyến khích đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ, xuất khẩu gỗ rừng trồng.

- Quyết định số 80/02/TTg ngày 24/06/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản (bao gồm lâm sản hàng hóa): Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ lâm sản với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản hàng hóa. Hộ sản xuất được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất trong góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)