Giai đoạn từ 1998 đến nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 48 - 49)

Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định 661 của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661. Loài cây trồng chính là Mỡ (Manglietia conifera), Keo Tai Tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Lâm trường Định Hóa đã đưa vào trồng loài Keo lai năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt, diện tích đã trồng là 3.126ha.

4.1.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng rừng sản xuất ở Huyện Định Hóa Hóa

4.1.2.1. Nguồn vốn và mục tiêu

Số liệu bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hóa cũng khá đa dạng và bao gồm 6 nhóm nguồn vốn đầu tư chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn và tập trung nhất cho trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hóa là vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Ngân hàng chính sách, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thái Nguyên. Nguồn vốn này được đầu tư dựa trên các dự án trồng rừng kinh tế của lâm trường Định Hóa. Bên cạnh các nguồn vốn khác trong nước như vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch trồng rừng hàng năm (giai đoạn trước năm 1990) và vốn của chương trình 327 (giai đoạn 1993-1995), dự án 661 (giai đoạn 1998-2005 và 2006-2010) đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất.

nhà nước. Giai đoạn từ năm 1993-1998 đã có 2 nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1998 đến nay có 3 nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt chú ý nguồn vốn tư nhân ở giai đoạn 3 đầu tư khá hiệu quả. Bởi vì tiền của cá nhân bỏ ra, họ phải tính toán làm sao trồng rừng có hiệu quả nhất.

Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư và mục tiêu trồng rừng sản xuất

Thời gian Nguồn vốn Vùng trồng

( xã)

Mục tiêu

Trước 1993 - Vốn ngân sách Nhà nước

(trước chương trình 327) Rải rác ở các xã trong huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)