- Ở huyện Định HoáThái Nguyên hiện nay đa số các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng
3. Một số người đã lợi dụng chính sách giao khoán đất để đầu cơ, buôn
sách giao khoán đất để đầu cơ, buôn bán và kinh doanh đất lâm nghiệp.
* Những thành công và tồn tại trong giao đất giao rừng để phát triển RSX ở huyện Định Hóa
a) Thành công:
Kết quả nghiên cứu ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên cho thấy một số nhận định chung về thành công của giao đất giao rừng như sau:
+ Rừng ở những nơi đã giao cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý, bảo vệ đã thực sự có chủ rừng đã được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, hạn chế đáng kể tình trạng phát nương làm rẫy, khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất đai. Đặc biệt là ở những vùng giáp ranh. Trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng đã được nâng cao rõ rệt.
+ Do đã xây dựng được quy ước về sử dụng đất đai cũng như có sự đầu tư hỗ trợ từ các dự án nên tại địa phương đã có sự chuyển hướng tích cực, các chủ rừng đã chủ động sản xuất, nhiều hộ dân đã tự bỏ vốn trồng rừng, xây dựng trang trại lâm nghiệp và trồng cây ăn quả, cây đặc sản, mang lại thu nhập lớn,
+ Nhận thức của người dân đã được nâng cao, đã huy động được các nguồn lực về tài chính và lao động tại chỗ vào phát triển rừng, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng.
+ Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt và kinh doanh có hiệu quả, một số trang trại lâm nghiệp đã bắt đầu hình thành như: Trang trại Lâm Vân; trang trại Quyết Thắng,…
b) Một số tồn tại chính
+ Diện tích giao còn manh mún, ranh giới giữa các hộ một số nơi chưa rõ ràng, chưa đóng được cọc mốc giới lô ở ngoài thực địa nên còn hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm lẫn nhau.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất lâm nghiệp sau giao đất còn chưa thực hiện được. Chế độ kiểm tra, theo dõi và đánh giá không thường xuyên dẫn tới hiệu quả sử dụng đất chưa cao, có nơi sử dụng không đúng mục đích.
+ Hoạt động của một số Ban ngành có liên quan ở huyện chưa đều, thiếu sự phối hợp, kiểm tra và giám sát.
* Ảnh hưởng của các chính sách đến việc hình thành các mô hình tổ chức trồng RSX ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên
Các chính sách đặc biệt là chính sách về đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiến hành trồng RSX trên các diện tích mà mình đã được giao, được thuê. Qua điều tra, khảo sát ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên cho thấy trong thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều mô hình tổ chức trồng RSX có hiệu quả cụ thể như sau:
Mô hình 1: Chủ rừng tự tổ chức trồng RSX trên mảnh đất mình được giao hoặc được thuê
Đối với lâm trường Định Hóa thì đây là dạng mô hình tổ chức trồng RSX cơ bản nhất và đã có từ lâu đời. Đặc điểm của mô hình cũng như những thuận lợi, khó khăn được trình bày ở bảng 4.20.
Bảng 4.20. Những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ rừng tự tổ chức trồng RSX trên đất được giao hoặc thuê
Điều kiện thực hiện Thuận lợi Khó khăn