- Cung cấp cây giống, phân bón Tiền công trồng và chăm sóc
5. Phương thức giao nộp sản phẩm
4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật
4.5.2.1. Lựa chọn lập địa thích hợp cho từng loài cây.
- Cần xác định rõ và cụ thể lập địa trồng rừng (vi mô) phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế – xã
vùng trồng RSX song theo Quyết định số 60/2005/QĐ - BNN của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ngày 12/10/2005 về việc ban hành quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ hiện nay huyện cũng như toàn tỉnh đang rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng, cần quy hoạch cụ thể các khu trồng rừng tập trung và tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, với những nơi có điều kiện trồng rừng phân tán ưu tiên cho trồng cây gỗ lớn hay cây đặc sản.
- Cần tiếp tục phân loại lập địa vi mô nhằm tạo điều kiện cho việc quy hoạch trồng RSX, góp phần mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững.
Khi quy hoạch vùng trồng RSX cấp vi mô cần kết hợp xác định ngay hình thức tổ chức trồng RSX với sự tham gia của người dân địa phương như thế nào.
4.5.2.1. Xác định loài cây theo mục đích kinh doanh.
- Cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho trồng RSX ở Định Hoá và cụ thể hóa đến từng điều kiện lập địa trồng rừng trong thực tế, không nên để tình trạng “tùy cơ ứng biến” có thể tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính.
+ Gỗ nguyên liệu giấy, dăm: Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm,...
+ Gỗ nguyên liệu trụ mỏ: Mặc dù đã có nhiều biện pháp tìm kiếm các vật liệu thay thế những nhu cầu gỗ trụ mỏ hiện tại vẫn cao. Vì vậy cũng cần quy hoạch vùng trồng cho chủng loại sản phẩm này. Các loài cây Mỡ, Bạch đàn, Keo tai tượng,...là những cây trồng rừng chủ yếu.
+ Gỗ lớn: Lát hoa, Trám, Vối thuốc, Muồng đen, mỡ,... + LSNG: Tre lấy măng, Trám...
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng về điều kiện tự nhiên để quy hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm; gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản...Đối với trồng RSX cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy, dăm cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu. Chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hóa rừng phù hợp, đối với
nhất là quy mô nhỏ nhưng trình độ công nghệ phải tương đối cao để tăng giá trị sản phẩm, tạo động lực cho trồng RSX phát triển.
- Cơ cấu cây trồng RSX phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của từng tỉnh, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, khí hậu...và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác, vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến, nên tập trung cho 4 nhóm sản phẩm đã nêu ở trên.
- Để phục vụ cho chế biến bột giấy và ván nhân tạo thì loài cây được xác định là: Keo lai, Keo tai tượng và một số loài Bạch đàn như PN2, PN14, GU8 và một số loài Tre luồng.
- Để đáp ứng nhu cầu gỗ ván ghép thanh thì loài cây được xác định là: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Mỡ.
- Để đáp ứng nhu cầu gỗ xây dựng và gia dụng thì loài cây được xác định là: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Trám, Mỡ, Tre, Luồng.
- Cung cấp lâm sản ngoài gỗ gồm các loài: Trám, Tre măng.
4.5.2.3. Kỹ thuật về giống.
- Nguồn giống, vật liệu giống phải có chứng chỉ, nguồn gốc rõ ràng, không lợi dụng vườn ươm tập trung cung cấp cây con xô bồ để kinh doanh lấy lãi nuôi bộ máy quản lý của các công ty, đơn vị; chú ý ứng dụng công nghệ cao trong tạo và nhân giống cây trồng.
- Ứng dụng và phát triển công nghệ nhân giống bằng hom, mô tại chỗ với nguồn vật liệu giống đã được chọn lọc chính thức và công nghệ chế biến lâm sản hàng hóa nhỏ phù đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu, hạn chế bán nguyên liệu thô và lãng phí phế thải.
4.5.2.4. Kỹ thuật gây trồng.
- Kỹ thuật trồng RSX và mức độ thâm canh cần được cụ thể hóa cho từng loại cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến bộ kỹ thuật, trong đó khâu giống vẫn còn có nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và đất dốc thoải, chú trọng bón phân, các
- Về kỹ thuật lâm sinh, cần có nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn để có kết luận chính xác về phương án sản phẩm của rừng trồng sản xuất (chỉ cung cấp 1 loại hay nhiều loại sản phẩm: gỗ xẻ và gỗ dăm?) tuổi thành thục kinh tế (khai thác lúc nào là lợi nhuận cao nhất?).
- Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh...
- Kết hợp mục tiêu kinh doanh gỗ lớn với gỗ nhỏ nên có 1-2 lần tỉa thưa. - Ứng dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đã có quy trình hoặc hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng.
- Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cụ thể cho từng loài cây trên từng dạng lập địa cụ thể để nâng cao năng suất, chất lượng gỗ.