Mỡ: cây con từ hạt đã qua chọn lọc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 58 - 63)

-Keo Tai Tượng : Giống ST.51.01 cây con tạo từ hạt, nguồn giống từ Lâm trường La Ngà - Đồng Nai. 7 Bón phân Đối với dự án 661:Bón lót 100g NPK 5:10:3 và 100g

phân vi sinh.

Đối với Lâm trường Định Hóa:Bón lót 100g NPK 5:10:3

và bón thúc 100g NPK 5:10:3

9 Chăm sóc Năm 1: Chăm sóc 2 lần ( tháng 7 và tháng 11)

Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5; 10-11. 10 Khai thác Khai thác trắng

.

Kết quả thống kê ở bảng 4.8 cho thấy:

- Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ sử dụng phương pháp thủ công theo đường đồng mức, kích thước hố 30x30x30cm cho hầu hết các loài cây. Đối với rừng trồng

trồng rừng dự án 661, trong khi phát dọn còn giữ lại những loài cây bản địa tái sinh để phát triển rừng trồng hỗn loài.

- Giống cây trồng: Trước năm 1998, các loài được trồng bằng cây con tạo ra từ hạt với nguồn giống xô bồ, chưa được cải thiện. Từ năm 1998 đến nay cây giống được kiểm soát kỹ càng hơn, sử dụng các giống đã được công nhận là giống TBKT như Keo Lai BV10; BV16 và BV32 sản xuất băng phương pháp giâm hom và phương pháp tạo cây con từ hạt. Keo tai tượng ST.51.01, tạo cây con từ hạt cũng có xuất xứ rõ ràng và đã được chọn lọc. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào các loại giống Keo, còn các loài khác thì giống vẫn chưa được cải thiện như Mỡ…

- Kỹ thuật trồng: chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu, trồng vào đầu mùa mưa (vụ Hè-Thu). Cuốc hố quy định là 30cmx30cmx30cm nhưng thực tế chỉ đạt 25x25x25cm. Bón lót thường sử dụng loại phân NPK tổng hợp, bón lót mỗi hố 100g và bón thúc năm thứ 2: 100g.

- Kỹ thuật chăm sóc: mỗi năm chăm sóc 2 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì toàn diện, xới xáo quanh gốc mỗi năm 1 lần. vấn đề phòng chống sâu bệnh chưa được quan tâm.

Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất của huyện Định Hóa có những nỗ lực rõ rệt, chuyển dần từ quảng canh sang bán thâm canh hoặc thâm canh. Có thể thấy rõ bước chuyển này từ sau 1998, bắt đầu từ dự án trồng rừng sản xuất dự án 661. Về công tác giống, đã sử dụng các giống đã được chọn lọc và công nhận là giống TBKT và giống Quốc gia. Suất đầu tư trồng rừng cũng cao hơn từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân cho tới chăm sóc. Những nội dung kỹ thuật trồng rừng đang áp dụng hiện nay mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trong trồng rừng. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho trồng rừng sản xuất của huyện Định Hóa nói riêng và trồng rừng kinh tế nói chung, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để có thể áp dụng cho từng đối tượng loài cây và lập địa cụ thể sao cho có hiệu quả

4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình.

Kết quả điều tra cho thấy, trồng rừng sản xuất ở Định Hoá hiện nay mới chỉ tập trung vào các loài cây chủ yếu như: Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ, với mục tiêu chính là cung cấp gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm, bao bì,…Một số mô hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn trong giai đoạn thử nghiệm như: Vối thuốc, Trám trắng, Dùng phấn,…với phương thức trồng thuần loài hay hỗn loài. Cũng từ khảo sát thực tế cho thấy trên địa bàn hiện có 3 mô hình đã có trữ lượng phổ biến và đang có xu hướng nhân rộng:

+ Keo lai trồng thuần loài (7 năm tuổi). + Mỡ thuần loài (10 năm tuổi).

+ Keo tai tượng thuần loài (8 năm tuổi).

Các mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm nghiệp và kinh tế xã hội của huyện, do đó trong phạm vi nghiên cứu này sẽ đi sâu vào đánh giá hiệu quả của 03 mô hình này.

Từ các số liệu điều tra và tính toán, kết quả về sinh trưởng cũng như trữ lượng cây đứng của các mô hình điển hình đã được tổng hợp ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Sinh trưởng và đánh giá trữ lượng cây trồng

STT Mô hình Tuổi cây cây/ha Số D1.3 (cm) Hvn (m) (m) Dt (m3/ha) M (m3/ha/năm) ∆M

1 Keo lai thuần 7 1723 12,13 17,15 2,36 166,82 23,80

2 Mỡ thuần 10 1330 12,09 16,74 2,45 128,26 12,09

3 Keo tai tượng

thuần loài 8 1570 12,92 17,90 3,91 184,66 23,08

Qua kết quả bảng 4.9 cho thấy: Sinh trưởng đường kính của Keo lai thuần loài tuổi 7 có D1.3 = 12,13(cm). Mỡ trồng thuần loài tuổi 10 có D1.3= 12,09(cm), và Keo tai tượng tuổi 8 có D1.3= 12,92(cm). Sinh trưởng chiều cao của các loài cây trong mô hình cụ thể như sau: Keo lai có Hvn= 17,15(m), Mỡ thuần loài có Hvn= 16,74(m), Keo tai tượng có Hvn= 17,90(m).

Thông qua các chỉ tiêu đường kính tán có thể dự đoán khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường bởi đây là nhân tố quyết định đến khả năng giữ

nước của rừng. Sinh trưởng đường kính tán của loài Keo tai tượng là lớn nhất (3,91m). Mỡ trồng thuần loài có sức sinh trưởng đường kính tán là (2,45m) và Keo lai là (2,36m). Keo tai tượng vốn là loài có tán rộng nên khả năng sinh trưởng đường kính tán của Keo tai tượng lại cao hơn Keo lai.

4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô hình điển hình. hình.

4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế.

* Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng của các mô hình

Việc xác định kinh phí đầu tư cho một ha rừng trồng bao gồm các loại chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất cho đến hết chu kỳ kinh doanh. Căn cứ vào định mức trồng rừng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, căn cứ vào quyết định số 149/1998-QĐ TTg ngày 21 tháng 8 năm 1998 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển Lâm Nghiệp vùng gỗ trụ mỏ Đông Bắc đến năm 2010 từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính Phủ với lãi xuất 0.45%/tháng ( 5,4%/năm), căn cứ vào các số liệu, tài liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh trồng rừng và nhiều tài liệu liên quan khác.

Đề tài tiến hành tính tổng chí phí gồm cả lãi vay ngân hàng cho một ha rừng trồng cho cả 3 loài cây đến hết chu kỳ kinh doanh theo lãi xuất quy định nêu trên, kết quả được thể hiện tại bảng 4.10.

Bảng: 4.10. Tổng chi phí 1 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu kỳ kinh doanh

Mô hình Năm Dự toán (đồng) Lãi xuất Số tháng Trả lãi (đồng) Cộng (đồng) Keo Lai 1 7,511,082 0,45% 84 2,839,188 10,350,270 2 1,599,948 0,45% 72 518,383 2,118,331 3 596,780 0,45% 60 161,131 757,911 4 100,000 0,45% 48 21,600 121,600 5 100,000 0,45% 36 16,200 116,200 6 100,000 0,45% 24 10,800 110,800 7 100,000 0,45% 12 5,400 105,400 Dự phòng 1,010,780 0,45% 12 54,582 1,065,362 Tổng 11,118,590 3,627,284 14,745,874 Mỡ 1 7,500,266 0,45% 120 4,050,143 11,550,409 2 2,147,408 0,45% 108 1,043,640 3,191,048 3 753,042 0,45% 96 325,314 1,078,356 4 100,000 0,45% 84 37,800 137,800 5 100,000 0,45% 72 32,400 132,400 6 100,000 0,45% 60 27,000 127,000 7 100,000 0,45% 48 21,600 121,600 8 100,000 0,45% 36 16,200 116,200 9 100,000 0,45% 24 10,800 110,800 10 100,000 0,45% 12 5,400 105,400 Dự phòng 1,110,716 0,45% 12 59,978 1,170,694 Tổng 12,211,432 5,630,275 17,841,707 Keo Tai tƣợng 1 7,810,616 0,45% 96 3,374,186 11,184,802 2 2,332,668 0,45% 84 881,748 3,214,416 3 818,302 0,45% 72 265,129 1,083,431 4 100,000 0,45% 60 27,000 127,000 5 100,000 0,45% 48 21,600 121,600 6 100,000 0,45% 36 16,200 116,200 7 100,000 0,45% 24 10,800 110,800 8 100,000 0,45% 12 5,400 105,400 Dự phòng 1,166,158 0,45% 12 62,972 1,229,130 Tổng 12,627,744 4,665,035 17,292,779

Qua bảng 4.10. cho thấy tổng dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu kỳ kinh doanh như sau: Mô hình Keo lai tổng dự toán với chu kỳ 7 năm chi phí ít nhất là: 14,745,874đ/ha, tiếp đến là mô hình Keo tai tượng chu kỳ 8 năm là: 17,292,779đ/ha, chi phí cao nhất là mô hình Mỡ chu kỳ 10 năm là: 17,841,707đ/ha.

* Dự toán thu nhập một ha rừng trồng trong các mô hình

Căn cứ vào quyết định số 917QĐ/TCT – LN ngày 28/9/2006 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam về việc cấp phép khai thác rừng trồng kinh tế các đơn vị thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp, căn cứ vào biểu tính phân loại sản phẩm và giá đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm đính kèm văn bản số 488/CT-KT ngày 6/9/2004, đểxây dựng tính thu nhập cho 1ha rừng trồng trong các mô hình và được tổng hợp ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Bảng tính thu nhập cho 01ha rừng trồng của các mô hình

Sản phẩm Đơn vị

tính lượng Số Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

I. Mô hình Keo lai thuần loài 166,82

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)