Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Phát triển kinh tế

Năm 2008 tổng giá trị xuất (giá cố ựịnh 1994), thực hiện ựạt: 1.537,88 tỷ ựồng, tăng 13,06% so với năm 2007. Tổng giá trị tăng thêm (giá cố ựịnh 1994), ựạt: 872,52 tỷ ựồng, tăng 12% so với năm 2007.

Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 32,04%, công nghiệp xây dựng 40,8%, dịch vụ 27,16%. Giá trị tăng thêm bình quân ựầu người (giá cố ựịnh 1994) ựạt 5,101 triệu ựồng.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tắch cực, tăng dần các ngành công nghiệp - tiểu thu công nghiệp Ờ xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp.

0 10 20 30 40 50 60 1990 2000 2005 2008 Nông nghiệp Công nghiệp - Xây dựng

Thương mại - Dịch vụ

%

Biểu ựồ 01 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội

Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch ựáng kể, giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể, tăng dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, ựồng thời xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn ựầu tư nước ngoài.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 34

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Nông nghiệp

Năm 2008, tổng giá trị GDP ựạt 645,643 triệu ựồng, GDP bình quân ựầu người ựạt 3,2 triệu ựồng/người, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ựạt 32,04%.

- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực 99,197 tấn (trong ựó thóc 94.133 tấn), bình quân lương thực ựạt 514kg/người. Giá trị sản xuất 1 ha gieo trồng ựạt 38,4 triệu ựồng.

- Chăn nuôi: So với năm 2007 thì hiện tại ựàn trâu có 720 con, giảm 21,57%, ựàn bò 6209 con, giảm 11,85% và ựàn lợn 111.412 con giảm 7,15%, ựàn gia cầm tổng số có 955.800 con tăng 43,3%.

- Công tác chuyển ựổi mô hình canh tác: Thực hiện 80,1 ha (trong ựó có 23,5 ha cây ăn quả; 56,6 ha lúa - cá).

b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sản lượng ựạt 528 tỷ ựồng tăng 20,82% so với năm 2007. Trong ựó ngoài quốc doanh ựạt 212 tỷ ựồng (khu vực hợp tác xã 0,814 tỷ ựồng, doanh nghiệp tư nhân 75,932 tỷ ựồng, và hộ cá thể 165,354 tỷ ựồng). Giá trị sản xuất hàng hoá xuất khẩu thực hiện 73 tỷ ựồng.

- Huyện có 38 làng nghề, việc duy trì hoạt ựộng của các làng nghề truyền thống ựã góp phần thúc ựẩy tốc ựộ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng cơ bản thực hiện ựạt 263 tỷ ựồng, trong ựó các công trình xây dựng thuộc Nhà nước quản lý trên ựịa bàn huyện ựạt 159,647 tỷ ựồng, các công trình dân sinh 103,4 tỷ ựồng. Tổng số công trình do huỵện, xã, thị trấn là chủ ựầu tư là 252 công trình ựang ựược triển khai thi công, phấn ựấu trong tháng 12 sẽ hoàn thành khối lượng ựể giải ngân 100% số vốn ựược bố trắ năm 2008.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 35

c) Dịch vụ - thương mại - du lịch

Ngành dịch vụ thương mại trong huyện ựược giữ vững và phát triển rộng khắp trên ựịa bàn huyện, hoạt ựộng có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, ựời sống của nhân dân và ựặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khá phát triển. Giá trị dịch vụ thương mại năm 2008 thực hiện 316 tỷ ựồng, tăng 17,04% so với năm 2007.

4.1.2.4. Dân số, lao ựộng, việc làm và thu nhập

Năm 2008 dân số của huyện là 169.344 người, với mật ựộ dân số gần 1.368 người/km2, tốc ựộ tăng dân số khoảng 1%.

Tổng số lao ựộng toàn huyện là 99.415 người chiếm 58,71% tổng dân số, trong ựó lao ựộng nông nghiệp chiếm khoảng 73,66% tổng lao ựộng xã hội trong toàn huyện. Lao ựộng làm trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 26,34%. Tỷ lệ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên còn ắt.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, ựường liên xã và ựường dân sinh.

- Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 21B từ quận Hà đông chạy dọc theo chiều dài huyện ựi hầu hết các xã và là tuyến ựường huyết mạch chắnh của huyện hiện tại ựã ựược nâng cấp, cải tạo nhưng lòng ựường vẫn còn hẹp.

- Tỉnh lộ: có 02 tuyến là tỉnh lộ 71 và tỉnh lộ 73 với tổng chiều dài khoảng 15 km, ựảm bảo thông thương giữa trung tâm huyện với các xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Thanh Thuỳ, Cao Dương, Xuân DươngẦ Các tuyến tỉnh lộ nói trên ựều ựã ựược nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao lưu trao ựổi hàng hoá, ựi lại của nhân dân.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 36

- Hệ thống ựường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các xã ựều có ựường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tai ựường trong các thôn xóm hầu hết ựã ựược bê tông hoá, việc ựi lại của người dân khá thuận tiện.

b) Thuỷ lợi

Hệ thống kênh La Khê có chiều dài khoảng 20 km, phục vụ tưới nước cho hầu hết các xã trên ựịa bàn huyện, tất cả 21 xã, thị trấn ựều có trạm bơm tưới tiêu nước và hàng trăm km kênh mương chắnh lớn, nhỏ. Trong năm 2008 huyện ựã tiến hành tu sửa 16 trạm bơm, lắp ựặt 53 máy bơm công suất cao ở 18 vị trắ nâng tổng số 66 trạm bơm trên toàn huyện, trong ựó nhà nước quản lý 25 trạm bơm với 213 máy bơm. đồng thời huyện cũng ựã lắp thêm 3 trạm biến áp tại các trạm bơm Nhân Hiền, Phương Trung II, đầu kênh N9 ựể phục vụ chống hạn.

c) Bưu chắnh viễn thông

Huyện có tổng số 17 ựiểm bưu ựiện văn hoá xã, ựảm bảo thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của ựịa phương.

đến nay, toàn huyện có khoảng 16.000 máy ựiện thoại cố ựịnh, ựạt bình quân 8,5 máy/100 người dân. Mạng cáp ựã mở rộng phục vụ 100% thôn, xóm trong huyện có máy ựiện thoại, mạng lưới viễn thông ựược ựảm bảo an toàn tuyệt ựối.

Hệ thống truyền thanh của huyện ựược xây dựng, sửa chữa, nâng cấp ựảm bảo cung cấp ựầy ựủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ chương, ựường lối chắnh sách của đảng và pháp luật của Nhà nước.

d) Năng lượng

Mạng lưới ựiện của huyện ựược phát triển ựến tất cả các thôn, xóm. Ngành ựiện ựã ựầu tư 1,9 tỷ ựồng xây mới 11 trạm biến áp với tổng công suất 2.110 KVA và 5,7 km ựường dây cao thế cho 09 xã, ựảm bảo cung cấp ựiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 37

e) Y tế

Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ ban ựầu cho nhân dân trong huyện ựược tăng cường với hệ thống mạng lưới y tế cơ sở khá hoàn thiện. Ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện ựã có ựội ngũ y, bác sỹ. Trên ựịa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, 1 phòng khám ựa khoa, 100% xã có trạm y tế xã.

Tuy nhiên cán bộ y tế làm y, bác sỹ còn ắt với chủ yếu là y tá và nữ hộ sinh, 100% trạm y tế xã có ựủ giường bệnh; 100% trạm y tế xã có trang thiết bị chuyên môn từ tối thiểu ựến hoàn thiện.

f) Giáo dục Ờ ựào tạo

Thanh Oai có 03 trường Trung học phổ thông ựó là Nguyễn Du, Thanh Oai A, Thanh Oai B. Huyện có 25 trường Trung học cơ sở; 56 trường tiểu học; 100% các xã, thị trấn có trường mầm non, lớp mẫu giáo. đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ựược kiện toàn, nâng cao chất lượng. Số lượng giáo viên của các bậc học ngày một tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2008 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH ựạt 67%, học sinh tốt nghiệp tiểu học ựạt 95.3%, tốt nghiệp THCS ựạt 97.5%.

Hệ thống trang thiết bị cũng ựược tăng cường, ngoài thiết bị ựược cấp theo quy ựịnh, huyện còn ựầu 33.87 tỷ ựồng ựể cải tạo nâng cấp các trường và ựã có 4 trường THCS công nhận ựạt chuẩn quốc gia: Dân Hoà, Hồng Dương, Tam Hưng, Bình Minh..

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)